Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 12: Những người dũng cảm (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện)

Giải dễ hiểu bài 12: Những người dũng cảm (bài đọc 1, bài viết 1, kể chuyện). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 12: NHỮNG NGƯỜI DŨNG CẢM

CHIA SẺ

Câu 1: Quan sát tranh và đọc tên các bài thơ, câu chuyện dưới đây. Hãy đoán xem các bài thơ, câu chuyện ấy nói về hành động dũng cảm nào:

a, Dũng cảm trong lao động

b, Dũng cảm trong chiến đấu

c, Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải

Trả lời:

a, Dũng cảm trong lao động: Xả thân cứu đoàn tàu

b, Dũng cảm trong chiến đấu: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

c, Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải: Sự thật là thước đo chân lí

Câu 2: Trao đổi về một số biểu hiện của lòng dũng cảm ở học sinh:

a, Khi thấy bản thân mình mắc lỗi.

b, Khi thấy bạn làm điều sai trái.

c. Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải.

Giải nhanh:

a, Dám tự nhận lỗi sai của mình.

b, Nêu lên lỗi sai của bản.

c. Đứng ra bảo vệ.

BÀI ĐỌC 1

Câu 1: Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ gì?

Trả lời:

Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ vận chuyển vật dụng cần thiết cho chiến tranh

Câu 2: Những chiếc xe của họ có gì khác thường? Vì sao?

Trả lời:

Những chiếc xe của họ đều không có kính vì bị bom giật, bom rung nên kính vỡ.

Câu 3: Tìm những hình ảnh, từ ngữ nói lên khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua.

Trả lời:

Những hình ảnh, từ ngữ nói lên khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua là: gió vào xoa mắt đắng, không có kính ướt áo, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời, những chiếc xe từ trong bom rơi.

Câu 4: Thái độ của các chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm được miêu tả ở mỗi khổ thơ nói lên điều gì?

Trả lời:

Thái độ của các chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm được miêu tả ở mỗi khổ thơ nói lên sự dũng cảm và thể hiện sự kiên cường, cố gắng vì chiến tranh vì đất nước.

Câu 5: Chủ đề của bài thơ là gì?

Trả lời:

Chủ đề của bài thơ là ca ngợi những người lính lái xe trong đoàn xe quân sự trên con đường chiến lược Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ: dũng cảm, ngoan cường, lạc quan, yêu đời… trong mưa bom, bão đạn; quyết chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng cao cả giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

2 câu chuyện (1 câu chuyện hoặc 1 bài thơ) về lòng dũng cảm

1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên

Trả lời:

1. Em có thể tìm đọc thêm câu chuyện Bốn anh tài

Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nghèo mà không có con. Hai người khấn vái hết đền này đến chùa khác, mãi sau mới sinh được một mụn con trai. Thằng bé lớn lên như thổi. Nhưng càng lớn hắn càng ăn rất tợn: bung kia, chảo nọ nấu lên bao nhiêu cũng vơi. Hai vợ chồng cố sức làm lụng để nuôi con nhưng không nuôi nổi. Trong nhà có vật gì đáng tiền, họ đều bán sạch để cho con chèn dạ dày. Sau rồi họ nghĩ chỉ có cách cho con đi tha phương cầu thực thì mới đỡ khốn vì nó. Một hôm người cha gọi con lại bảo rằng:

- Nay con đã khôn lớn mà cha mẹ thì gần đất xa trời, yếu đuối không làm gì sinh lợi được nữa. Ngày xưa lúc nhà ta còn khá giả, có cho hoàng đế Trung-quốc vay vàng và bạc đến hơn 70 vạn lạng. Bây giờ con tìm cách sang bên đó đòi lấy mà ăn.

Nghe nói, người con vâng lời đi ngay. Chàng cứ dọc bờ biển đi lần về phương Bắc. Một hôm đến một xứ kia, bỗng gặp một người khổng lồ đang tát biển, anh chàng tiến lại, hỏi:

- Anh làm gì đấy?

Khổng lồ đáp:

- Tôi tát cho cạn biển, để tìm vàng ngọc ở dưới đó.

- Sức lực một mình làm sao mà tát cạn được.

- Ta có sức khỏe không ai bì kịp. Không tin anh cứ thử lại xách cái gầu của ta xem.

Nhưng khổng lồ lấy làm lạ vì thấy hắn cũng nhấc nổi cái gầu của mình, bèn mời về nhà kết nghĩa anh em. Anh chàng bèn rủ: - "Anh hãy đi theo tôi đòi nợ vua Trung-quốc lấy tiền ăn tiêu ngay, còn như tát biển thì chờ lúc nào về sẽ tiếp tục". Khổng lồ nghe bùi tai liền cùng nhau ra đi.

Một hôm, họ đi đến một hòn núi. Thấy một anh chàng trẻ tuổi đang ngồi trên một tảng đá lớn có vẻ nhàn hạ, hai người tiến đến hỏi hắn làm gì mà ngồi đây. Hắn đáp:

- Tôi ngồi đây thỉnh thoảng lại thổi một hơi làm cho gãy cây ngã cối đưa về làm củi!

Nghe nói lạ, hai người bảo anh làm thử cho xem. Quả nhiên hắn vừa phùng má thổi một hơi thì cây cối ở trước mặt tự nhiên ngã rạp xuống như bị một trận bão nặng nề. Hai người bảo anh rằng:

- Bác có tài như thế nào không đi khắp thiên hạ làm cho nổi tiếng một phen, chứ lại sống chui rúc ở xó rừng này làm gì? Thôi! Bác hãy cùng với chúng tôi đi đòi nợ vua Trung-quốc ngó chừng còn thú vị hơn ở đây!

Anh chàng nghe nói bằng lòng ngay. Rồi đó cả bọn cùng lên đường.

Mười ngày sau, bọn họ lại đến một khu rừng khác. Thấy từ trong rừng sâu bước ra một người cao lớn vai gánh một đôi voi đi như bay, cả bọn kính phục vội gọi giật lại, hỏi:

- Bác gánh voi đi đâu thế?

- Tôi hằng ngày vào rừng tìm voi mà bắt. Bắt được con nào thì trói giò lại gánh về để cho rữa thịt lấy một hai cây ngà bán kiếm tiền ăn tiêu.

Cả bọn bảo:

- Thôi! Sức khỏe như thế thì tội gì cặm cụi trong rừng như thế cho khổ. Hãy đi với chúng tôi đòi nợ vua Trung-quốc về chia nhau đi?

Nghe nói anh chàng vừa ý vội bỏ voi lại nói:

- Ừ, thì đi.

Đến kinh đô Trung-quốc, bốn chàng tìm vào hoàng cung. Một toán lính gác cổng cản lại không cho vào. Cả bọn nổi xung lên, nói:

- Chúng ta sang đây đòi nợ chứ có phải đi chơi đâu mà không cho vào.

Và họ toan giã cho chúng một trận, nhưng anh chàng ăn khỏe càn lại rồi biên một bức thư đòi nợ, bảo tên lính đem vào cho vua. Hoàng đế Trung-quốc đọc xong lấy làm lạ, liền sai một viên cận thần ra xem thử người nào mà to gan đến thế. Viên cận thần ra một lát trở vào tâu rằng:

- Có bốn tên dị hình dị dạng ở nước An-nam sang, đưa nào cũng quyết đòi được nợ mới về. Chúng nó toan đánh cả lính.

Hoàng đế nghe nói không vui, nhưng cũng truyền dọn yến đãi đằng tử tế trước khi gặp họ.

Bốn chàng được mời vào phòng riêng ăn uống nghỉ ngơi trong vài ba ngày. Nhưng họ ăn uống hung quá đến nỗi qua ngày thứ ba, mấy viên quan trông nom về ngự thiện phải vào báo cáo với vua rằng kho thức ăn của hoàng đế vì tiếp đãi bốn người khách lạ đã vơi hết già nửa. Hoàng đế nghe nói giật mình, vội bảo mấy viên đại thần tìm cách ám hại họ đi cho khỏi phiền. Người ta được lệnh mời bốn anh chàng đi thuyền chơi hồ, rồi nhè lúc thuyền ra giữa hồ thì đánh đắm cho chết đuối tất cả.

Quả nhiên bốn anh em không ngờ sa vào mưu trí bị chìm xuống nước. Nhưng giữa lúc nguy cấp thì anh chàng khổng lồ đã nắm lấy chiếc thuyền như một chiếc gầu rồi tát lấy tát để. Chỉ trong một chốc đáy hồ khô cạn, cứu được ba bạn khỏi chết đuối.

Thấy họ sống yên lành, hoàng đế tức giận, vội sai dọn yến khoản đãi, rồi chờ lúc họ no say mới sai mấy đội quân xông vào vây chém. Hôm ấy bốn chàng vô tình cùng nhau chén tạc chén thù không nghi ngờ gì cả. Bỗng nhiên một tiếng hô vang, phục binh xông ra như kiến. Cả bọn toan chạy, nhưng anh chàng thổi khỏe đã ngăn lại mà rằng:

- Các anh cứ ngồi yên, để tôi cho bọn chúng xiêu giạt một phen!

Nói rồi phùng má thổi mấy hơi. Bọn lính chịu không nổi với sức gió, bay văng đi như những cái lá khô. Thế là ở trong này, bốn chàng vẫn cứ ung dung ngồi chén tỳ tỳ cho đến mãn tiệc.

Lần này hoàng đế Trung-quốc lo lắng hết sức. Vua sai triệu các vị Cơ mật đến tính cách đối phó. Nhưng mọi người khuyên vua nên trả quách đi, cho êm chuyện. Vua nói:

- Bảy mươi vạn lạng thì nhiều quá. Các khanh có cách gì bắt chúng giảm bớt được không?

Một viên tâu lên:

- Bệ hạ cứ giả cách bằng lòng trả, nhưng bắt các thần dần, các thuyền bè xe cộ, khắp trong nước không ai được đánh thuê, chở thuê cho chúng nó và bắt chúng nó không được chuyên chở làm nhiều lần. Như thế dù có sức như Hạng Vũ cũng chỉ mang ra được chừng dăm bảy trăm cân là hết nước.

Vua bằng lòng theo cách đó. Đến ngày nhận vàng bạc, người ta thấy một mình anh chàng gánh voi quảy hai sọt lớn vào kho. Chúng không ngờ chỉ một người đó mà thôi, đã thừa sức gánh 70 vạn lạng. Bọn quan coi kho không biết làm thế nào, đành cắm đầu cân lấy cân để, vơi hẳn cả kho vàng bạc.

Được của, bốn anh chàng cúi chào hoàng đế rồi ung dung đi ra khỏi cung. Về nước, họ chia nhau tiêu xài sung sướng trọn đời

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn em thích).

– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

Trả lời:

Ghi vào phiếu đọc sách: Bốn anh tài là câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm tiêu diệt kẻ ác của bốn anh tài để bảo vệ sự yên bình cho ngôi làng

BÀI VIẾT 1

I, Nhận xét

Câu 1: Bài văn sau có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn.

Trả lời:

Bài văn sau có 4 đoạn

  • Đoạn 1: Giới thiệu về con thỏ trắng

  • Đoạn 2: Miêu tả đặc điểm bên ngoài của con thỏ trăngs

  • Đoạn 3: Miêu tả tính cách của con thỏ trắng

  • Đoạn 4: Cảm nghĩ của tác giả về con thỏ trắng

Câu 2: Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả con vật?

Trả lời:

Từ bài tập trên, em thấy cấu tạo của bài văn tả con vật gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

III. Luyện tập

Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài Con thỏ trắng?

Trả lời:

Trình tự miêu tả của bài văn sau theo trình tự thời gian, từ lúc trưởng thành đến lúc sinh nở ra con con còn bài Con thỏ trắng được miêu tả theo đặc điểm bên ngoài.

KỂ CHUYỆN

Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện

Giải nhanh:

Học sinh tự thực hiện

Câu 2: Trao đổi:

a, Vì sao Gioi-xơ có cảm giác " hình như vai cậu đang rộng hơn và khỏe hơn lên"?

b, Theo em, Gioi-xơ có điểm nào đáng quý?

Giải nhanh:

Học sinh tự thực hiện

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác