Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 12: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 4 bài 12 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (P2)- sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác giả của bài thơ trên là ai? 

  • A. Nguyễn Đình Thi
  • B. Xuân Quỳnh
  • C. Phạm Tiến Duật
  • D. Ngô Tất Tố

Câu 2: Tại sao chiếc xe được miêu tả là không có kính? 

  • A. Vì ngã xe
  • B. Vì bom giật, bom rung
  • C. Vì cấu tạo của xe như vậy
  • D. Vì bị đánh vỡ

Câu 3: Kính bị vỡ, thái độ của các anh chiến sĩ như nào? 

  • A. Sợ hãi
  • B. Nao núng
  • C. Đau xót
  • D. Ung dung

Câu 4: Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ gì? 

  • A. Lái xe dong chơi
  • B. Đi nghỉ dưỡng
  • C. Thực hiện nhiệm vụ được giao phó
  • D. Nhặt boom đạn

Câu 5. Tư thế hiên ngang của các chiến sĩ lái xe tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những câu thơ nào?

  • A. Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
  • B. Ung dung buồng lái ta ngồi. nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.
  • C. Những chiếc xe từ trong bom rơi. Đã về đây họp thành tiểu đội.
  • D. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Như sa, như ùa vào buồng lái.

Câu 6. Bài thơ trên thuộc chủ đề nào?

  • A. Vẻ đẹp muôn màu.
  • B. Chiến tranh đau thương
  • C. Khám phá thế giới.
  • D. Những người lính quả cảm

Câu 7. Có mấy câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau?

Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm?

  • A. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, anh dũng, anh hùng.
  • B. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, bạc nhược, nhu nhược.
  • C. Can đảm, gan dạ, anh dũng, anh hùng, hèn hạ, hèn mạt.
  • D. Cam đảm, sợ hãi, nhút nhát, anh dũng, kiên cường.

Câu 9. Bài thơ có giọng điệu như thế nào?

  • A.  Da diết, não nề
  • B. Thống thiết, bi thương
  • C. Tươi vui, hóm hỉnh
  • D. Hào hùng, sục sôi

Câu 10: Cụm từ “ừ thì” thể hiện điều gì?

  • A.  Nỗi sợ hãi không biết ngày mai ra sao.
  • B. Sự lo lắng vì khó khăn thay nhau ập đến
  • C. Sự buông xuôi, chấp nhận số phận
  • D. Sự lạc quan, mặc kệ những khó khăn

Câu 11: Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

  • A. Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả
  • B. Biểu cảm, tự sự, miêu tả
  • C. Miêu tả, tự sự, thuyết minh
  • D. Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh

Câu 12: Từ nào được lặp lại nhiều lần trong câu thơ sau: “ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng/ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng/ Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim…..”

  • A. Nhìn
  • B. Thấy
  • C. Gió
  • D. Cả A và B

Câu 13: Xác định vị ngữ của câu “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời….”

  • A. Mưa
  • B. Tuôn
  • C. Xối như ngoài trời
  • D. Cả B và C

Câu 14: Hình ảnh bắt tay nhau qua cửa kính thể hiện điều gì? 

  • A. Tình đồng đội, đồng chí
  • B. Gặp nhiều khó khăn
  • C. Sự chia ly
  • D. Sự gian khổ

Câu 15: Nội dung của "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là gì?

  • A. Kể về nỗi khổ của người lính trong kháng chiến
  • B. Kể về sự giúp đỡ của nhân dân với những người lính
  • C. Kể về cuộc sống nơi chiến trường
  • D. Ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của người chiến sĩ trong những năm kháng chiến chỗng Mỹ cứu nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác