Trắc nghiệm ôn tập Tiếng việt 4 cánh diều giữa học kì 1
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 4 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5
Vườn rau trong nhà
Nếu nhà bạn không có vườn, bạn có thể trồng rau trong nhà. Cách làm như sau:
– Bạn đi chợ và mua những loại cây rau dễ trồng như hành, tỏi, cải thìa, cần tây, rau mùi,...
– Bạn lấy phần gốc cây rau, cho vào li, bình, vỏ hộp hay chậu nhỏ, rồi cho một ít nước vào.
– Khi cây rau mọc rễ hoặc lên chồi non, bạn mang ra trồng trong chậu có đất.
Như vậy, bạn đã có một chậu cây mà không cần phải mua hạt giống.
Theo Phước Mỹ
Câu 1: Tìm trong bài đọc trên các danh từ chỉ các loại rau:
A. hành, tỏi, cải thìa, cần tây, rau mùi.
- B. hành, gốc, cải thìa, rau mùi.
- C. rễ, tỏi, rau, cần tây, hạt giống.
- D. hành, cây, hạt, vỏ, rau mùi.
Câu 2: Tìm trong bài đọc trên các danh từ chỉ các bộ phận của rau:
- A. hành, rễ, cải thìa, rau mùi.
- B. gốc, cải thìa, rau mùi.
C. gốc cây rau, rễ, chồi non.
- D. cây, hạt, vỏ, rau mùi.
Câu 3: Tìm trong bài đọc trên các danh từ chỉ các vật có thể dùng để trồng rau:
- A. hành, li, bình, rau mùi.
B. li, bình, vỏ hộp, chậu nhỏ, nước, chậu, đất, hạt giống.
- C. gốc cây rau, đất, hạt giống, vỏ hộp.
- D. cây, vỏ hộp, chậu nhỏ, đất, hạt giống, rau mùi.
Câu 4: Tìm 5 – 7 danh từ có trong đoạn văn sau:
Cánh đồng thênh thang gió nắng. Cái xóm nhỏ ngó ra con kênh. Không gian sống động đến nỗi có thể cảm nhận được mùi hương của bông súng nở trong đìa, tiếng con chim tu hú gọi bầy tao tác, cá quẫy dưới váng bèo. Trên bờ vườn, dưới ao, mấy bầy gà, bầy vịt ta thong dong bới tìm mồi trong rào sậy.
Theo Nguyễn Ngọc Tư
- A. Thênh thang, gió, xóm, con kênh, sống động, tu hú
- B. Cánh đồng, nắng, nhỏ, con kênh, mùi huơng, quẫy
C. Cánh đồng, gió, nắng, con kênh, mùi hương, bông súng, chim tu hú
- D. Bờ vườn, thong dong, rào sậy, tu hú, bầy vịt, mùi huơng, quẫy
Câu 5: Từ nào trong các câu ca dao sau chỉ tên người:
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra
A. Lê Lợi
- B. Bạch Đằng
- C. Sông
- D. Lam Sơn
Tìm danh từ trong các ca dao dưới đây và chọn đáp án phù hợp ở các câu từ 6 đến 8
Tháng Chạp là tháng trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà.
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng Tư làm mạ mưa sa đầy đồng.
Câu 6: Danh từ chỉ cây cối
- A. Tháng, khoai, trồng
- B. Cày, ruộng, cà
- C. Ruộng, mạ, mưa, đồng
D. Khoai, đậu, cà, mạ
Câu 7: Danh từ chỉ thời gian:
- A. Khoai
B. Tháng
- C. Ruộng
- D. Đồng
Câu 8: Danh từ chỉ hiện tượng:
- A. Tháng
- B. Mạ
- C. Đồng
D. Mưa
Câu 9: Đâu là các danh từ chỉ nghề nghiệp?
A. Bác sĩ, giáo viên, công an.
- B. Vòi nước, giáo sư, doanh nhân.
- C. Tài xế, diễn viên, bông hoa.
- D. Bánh xe, hoa quả, cái chiếu
Đọc thầm và trả lời câu hỏi từ 10 đến 13
Hoạ sĩ tí hon
Hồi còn bé, lúc tôi bốn hay năm tuổi gì đó, tôi rất thích vẽ. Bố còn mua riêng cho tôi một cái bảng chỉ để vẽ nhưng tôi lại chỉ thích vẽ la liệt vào vở thôi. Một lần, tôi tóm được một hộp phấn và cả một quyển sổ to đùng nữa. Thế là tôi bắt đầu vẽ. Trước tiên tôi vẽ một con gà, đầu nó tròn xoe như cái bánh bao, mình nó dài dài, dẹt dẹt như cái bánh mì. Tôi còn vẽ cảnh tôi đang cho gà ăn. Tôi vẽ say sưa đến nỗi mẹ đi dạy về lúc nào không hay. Mẹ hỏi:
- Họa sĩ của mẹ đang vẽ cái gì đấy? Cho mẹ xem được không?
Tôi nhanh nhảu chạy lại bên mẹ khoe:
- Đây này, con vẽ cảnh con đang cho gà ăn này. Còn đây là thằng Tí mắt híp, bụng to. Cả cái Mi tóc xù hay khóc nhè nữa cơ. À, con vẽ cả cảnh gia đình mình đi công viên, bố mua cho con bao nhiêu là kem... Tôi thích thú nói một thôi một hồi. Vậy mà mẹ tôi cứ rú ầm ầm như cái còi ô tô. Biết chuyện, bố ôm tôi vào lòng rồi mắng yêu:
- Con gái bố nghịch quá! Dám vẽ linh tinh vào số điểm của mẹ!
Đến tận lúc ấy, tôi mới biết cái sổ tôi sẽ linh tinh vào đây lại là cuốn “sổ điểm" của mẹ. Bây giờ thì tôi chẳng vẽ vời gì hết. Những bức vẽ hồi ấy tôi vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt chúng vào ngăn kéo nhỏ. Ngăn kéo lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.
(Theo Nguyễn Thị Yên)
Câu 10: Khoanh vào đáp án cảnh mà bạn nhỏ trong bài đã vẽ?
A. Bạn nhỏ đang cho gà ăn.
- B. Cô giáo và các bạn đang học.
- C. Mẹ đang dạy học.
- D. Bạn nhỏ đi chơi với các bạn.
Câu 11: Mẹ đã gọi bạn nhỏ với cái tên là gì?
- A. Học sinh của cô
B. Họa sĩ của mẹ
- C. Bạn nhỏ đáng yêu
- D. Con ngoan của mẹ
Câu 12: Vì sao mẹ không vui khi nhìn thấy những bức tranh trong cuốn sổ to?
- A. Vì đó là cuốn sổ học tập của mẹ.
- B. Vì đó là một cuốn sổ quý hiếm, đắt tiền.
C. Vì đó là cuốn sổ điểm của mẹ.
- D. Vì đó là số bố tặng mẹ khi kết hôn.
Câu 13: Vì sao bạn nhỏ vẫn giữ thật phẳng phiu, đặt những bức vẽ vào ngăn kéo nhỏ?
- A. Vì bạn nhỏ sợ mẹ nhìn thấy sẽ buồn
- B. Vì bạn nhỏ không muốn nhắc lại câu chuyện buồn đó.
C. Vì bạn nhỏ muốn lưu giữ những kỉ niệm của một thời thơ bé.
- D. Vì phòng bạn nhỏ chật chội nên bạn cần cất chúng gọn vào ngăn kéo
Câu 14: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang đầu tiên trong đoạn hội thoại sau:
- Cháu chào bác ạ!
- Chào cháu, cháu đi học à? – Tôi đáp lại.
- A. Đưa ra câu hỏi của cô bé
- B. Đánh dấu phần chú thích
C. Đánh dấu bắt đầu lời nói của cô bé.
- D. Kết thúc một câu nói
Câu 15: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ nhân hậu ?
- A. bất hòa
B. hiền hậu
- C. lừa dối
- D. che chở
Câu 16: Từ nào sau đây là từ láy ?
- A. lặng im.
- B. truyện cổ.
- C. ông cha.
D. cheo leo
Đọc bài văn sau:
Trung thu độc lập
Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…
Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…
Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi.
Trăng đêm nay sáng quá ! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.
Thép Mới
Khoanh vào chữ cái trước những câu trả lời đúng (câu 17 đến câu 20).
Câu 17: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ?
- A. Vào thời điểm anh đang ăn cơm.
B. Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
- C. Vào thời điểm anh đang ngủ.
- D. Vào thời điểm anh đứng gác trên biển.
Câu 18: Những câu nào cho thấy vẻ đẹp của đêm trăng trung thu độc lập ?
- A. Trăng trung thu có anh chiến sĩ đứng gác.
- B. Đêm trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.
C. Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.
- D. Trăng mùa thu sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng.
Câu 19: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
- A. Dưới ánh trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ.
- B. Dưới ánh trăng, đất nước không có sự thay đổi.
- C. Dưới ánh trăng, đất nước có gió núi bao la.
D. Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít.
Câu 20: Đất nước trong mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa với đất nước ta hiện nay giống nhau như thế nào ?
- A. Giống hệt nhau, không hơn, không kém.
B. Giống nhau một phần, phần không giống là nước ta ngày nay còn có nhiều thay đổi hiện đại hơn, to lớn hơn.
- C. Gần giống, một số cảnh chưa to lớn, hiện đại như ước mơ.
- D. Không giống nhau tý nào.
Câu 21: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
- A. Dịu dàng, chói lòa, ủ rũ, nóng nực, lúng túng, non nớt
- B. Ủ rũ, năm nay, thủ thỉ, lúng túng, đổi ngôi
C. Dịu dàng, ủ rũ, thủ thỉ, lúng túng, non nớt
- D. Mai mưa, nóng nực, đuề huề, trăng trên
Đọc bài văn dưới đây và lựa chọn đáp án đúng ở các câu 22, 23, 24, 25.
Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Mai Văn Tạo
Câu 22: Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
- A. Miền Bắc.
B. Miền Nam.
- C. Miền Trung.
Câu 23: Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào?
- A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà.
- B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
C. Cả hai ý trên đều đúng
Câu 24: Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào?
A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.
- B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.
- C. Cả hai ý trên đều đúng.
Câu 25: Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Bộ phận nào là vị ngữ?
A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
- B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
- C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận