Trắc nghiệm ôn tập Tiếng việt 4 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 4 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Đọc bài văn sau:
Điều ước của vua Mi-đát
Có lần thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra, cho vua Mi-đát được ước một điều. Mi-đát vốn tham lam nên nói ngay:
- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng!
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!
Bọn đầy tớ dọn thức ăn cho Mi-đát. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn:
- Xin Thần tha tội cho tôi! Xin người lấy lại điều ước để cho tôi được sống!
Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán:
- Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép mầu sẽ biết mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch lòng tham.
Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
(Theo Thần thoại Hy Lạp, Nhữ Thành dịch)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 4
Câu 1: Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều ước: chạm tay vào mọi vật sẽ thế nào?
A. đều hóa thành vàng.
- B. đều hóa thành bạc.
- C. đều hóa thành đồng.
- D. đều hoá thành kim cương
Câu 2: Món quà tặng đem lại điều ước gì bất ngờ cho vua Mi-đát?
- A. Vua thấy mình có quá nhiều vàng.
- B. Vua thấy mình có nhiều phép lạ thật độc đáo.
- C. Vua thấy mình có thể làm được những việc thấy trong mơ.
D. Vua chạm vào đồ ăn, thức uống đều hóa thành vàng nên đành nhịn đói.
Câu 3: Tại sao vua Mi-đát lại xin thần lấy lại điều ước?
A. Vì vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước, các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào điều biến thành vàng, vua bụng đói cồn cào chịu không nổi.
- B. Vì vua không ham thích vàng nữa.
- C. Vì vua muốn có điều ước khác.
- D. Vì vua thấy điều ước này không còn vui nên muốn đổi sang điều ước tất cả đồ vật ông chạm vào đều biến thành kim cương
Câu 4: Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì?
- A. Hạnh phúc là do bàn tay mình làm ra.
- B. Hạnh phúc không phải chỉ có vàng.
C. Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
- D. Vàng là quan trọng nhất
Câu 5: Trong câu "Vua ngắt quả táo", từ nào không phải là danh từ?
- A. vua
B. ngắt
- C. quả táo
Tìm các từ láy có trong những câu văn sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 8
Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.
Câu 6: Từ láy phụ âm đầu:
A. tom tóp, tũng toẵng
- B. lặng gió
- C. sương phủ, bầy cá
- D. loáng thoáng
Câu 7: Từ láy vần:
- A. xôn xao
- B. mạn thuyền
C. loáng thoáng
- D. bầy cá
Câu 8: Từ láy tiếng:
- A. sương phủ
B. dần dần
- C. tom tóp
- D. tũng toẵng
Điều mong ước kì diệu
Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói:
- Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!
Cô bé quay lại dịu dàng hỏi:
- Thế em muốn ước gì?
Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ:
- Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động:
- À, chị bảo điều này …
- Gì ạ?
- À … à … không có gì. Chị chỉ nghĩ … ông cụ chắc cần tiền lắm!
Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.
Theo Hồ Phước Quả
Dựa vào nội dung bài đọc trên, em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (câu 9 đến câu 17)
Câu 9: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì?
- A. Không làm gì
- B. Ngồi hóng mát và giật mình sợ hãi
- C. Ngồi hóng mát và thích thú reo lên
D. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói
Câu 10: Cậu bé ước điều gì? Tại sao?
- A. Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ
B. Giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông
- C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có
- D. Cậu sẽ có nhiều tiền để mua đồ chơi
Câu 11: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai?
A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão
- B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn
- C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật
- D. Ước mơ của em trai không thể thành sự thật
Câu 12: Theo em, hai chị em trong câu chuyện có phẩm chất gì đáng quý?
- A. Thích xem sao đổi ngôi, tin vào những điều kì diệu
B. Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác
- C. Tiết kiệm, biết dành dụm để có một khoản tiền
- D. Thích ngắm bầu trời
Câu 13: Thành ngữ,, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện?
- A. Bán anh em xa, mua láng giềng gần
- B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C. Thương người như thể thương thân
- D. Một giọt máu đào hơn ao nước lã
Câu 14: Các dấu hai chấm được dùng trong câu chuyện có tác dụng gì?
- A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
- B. Có tác dụng liệt kê các sự vật có trong câu
C. Báo hiệu câu đứng sau là lời nói của một nhân vật
- D. Đánh dấu sự chấm hết của một câu
Câu 15: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
- A. Dịu dàng, chói lòa, ủ rũ, nóng nực, lúng túng, non nớt
- B. Ủ rũ, năm nay, thủ thỉ, lúng túng, đổi ngôi
- C. mưa rơi, ám ảnh, sụt sịt, ăn năn
D. Dịu dàng, ủ rũ, thủ thỉ, lúng túng, non nớt
Câu 16: Trong câu: “Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.” có mấy danh từ?
- A. Hai danh từ
- B. Ba danh từ
C. Bốn danh từ
- D. Năm danh từ
Câu 17: Câu : “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.” thuộc mẫu câu?
A. Ai – làm gì?
- B. Ai – thế nào?
- C. Ai – là gì?
- D. Ai - ở đâu?
Câu 18: Trong các nhóm từ sau,nhóm nào chứa các danh từ?
- A. Hoa hậu, làng xóm, mưa, hạnh phúc
- B. Hạnh phúc, cây bàng, hoa hậu, làng xóm
C. Làng xóm, hoa hậu, cây bàng, mưa
- D. Quét nhà, lau nhà, rửa chén
Câu 19: Trong các từ sau, từ nào là từ láy: be bé, buồn bực, buôn bán, mênh mông, mệt mỏi:
A. be bé, mênh mông
- B. mệt mỏi
- C. buôn bán
- D. buồn bực, mệt mỏi
Câu 20: Tìm từ phức trong câu văn sau:
Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội
- A. Trời bỗng
B. Cuồng phong, dữ dội
- C. Trời bỗng nổi trận
- D. Cuồng phong dữ dội
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận