Trắc nghiệm ôn tập Tiếng việt 4 cánh diều giữa học kì 1 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 4 giữa học kì 1 sách cánh diều . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Trả lời câu 1 đến câu 4
Cô giáo và hai em nhỏ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.
(Theo Tâm huyết nhà giáo)
Câu 1: Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt?
A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
- B. Gia đình Nết khó khăn nên Nết không được đi học.
- C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
- D. Nết mắc bệnh chậm phát triển
Câu 2: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn?
- A. Vì cô giáo gặp Nết ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.
B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
- C. Vì cô giáo đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo.
- D. Vì cô giáo nghe được bà con làng xóm kể lại
Câu 3: Em học được ở Nết điều gì?
- A. Có ước mơ và hoài bão
- B. Lòng lương thiện, thường xuyên giúp đỡ người khác.
C. Lòng lạc quan, sự kiên trì vượt qua khó khăn, chăm chỉ học hành.
- D. Sự tự tin vào khả năng của mình.
Câu 4: Câu chuyện muốn gửi gắm thông điệp gì?
- A. Chúng ta nên ước mơ nhiều hơn và chỉ cần ước mơ là đủ
- B. Chúng ta phải chăm chỉ học tập để trở thành người có ích cho xã hội.
- C. Chúng ta phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
D. Chúng ta cần phải biết yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
Trả lời câu hỏi từ 5 đến 8 sau khi đọc đoạn văn dưới đây:
Lạc đà và chuột cống
Sáng hôm ấy, bác Lạc Đà chậm rãi đi một mình trên đường. Sợi dây thừng từ cổ bác thong xuống đất cả một khúc dài. Thấy vậy, Chuột Cống bên chạy đến. Nó cắn lấy sợi dây thừng, chạy lên trước Lạc Đà và vênh váo nói:
- Mọi người xem này, tôi có thể kéo theo một con Lạc Đà lớn!
Lạc Đà không nói gì, tiếp tục đi. Đến bờ sông, cả hai dừng lại, Lạc Đà bảo Chuột Cống:
- Này, Chuột Cống, anh qua sông trước đi!
Chuột Công trả lời ra vẻ thản nhiên:
- Nhưng nước quá sâu.
Lạc Đà đi xuống sông, rồi gọi Chuột Cống:
- Anh yên tâm đi! Nước chỉ sâu tới đầu gối của tôi thôi.
Chuột Cống bỗng lắc đầu quầy quậy và nói giọng vừa lúng túng vửa khẩn khoản, ngược hẳn lúc ban đầu:
- Nhưng mà tôi chưa cao quá cái móng chân của anh, nói gì tới đầu gối. Hay là... hay là... xin anh chở tôi qua sông nhé?
Lúc này, Lạc Đà cười to:
- Bây giờ anh cũng biết nói sự thật rồi à? Lần sau đừng có ba hoa khoác lác nữa nhé!
(Theo Truyện Ngụ Ngôn Thế Giới)
Câu 5: Chuột Cống làm gì và nói gì khi thấy Lạc Đà đi một mình trên đường?
- A. Đuổi theo và cắn lấy dây thừng trên cổ Lạc Đà.
B. Cắn sợi dây thừng, chạy lên trước và huyênh hoang mình dắt được Lạc Đà.
- C. Chạy lên trước và huyênh hoang là mình dắt được Lạc Đà.
- D. Cắn sợi dây thừng để Lạc Đà kéo nó đi.
Câu 6: Khi Chuột Cống bảo dắt Lạc Đà đi, thái độ của Lạc Đà như thế nào?
- A. Lạc Đà tức giận, mắng Chuột Cống.
- B. Lạc Đà không nghe thấy lời Chuột Cống nói.
C. Lạc Đà coi như không có chuyện gì xảy ra.
- D. Lạc Đà dừng lại và không đi với Chuột Cống nữa.
Câu 7: Tại sao Lạc Đà cười to?
A. Vì Chuột Công không thể qua sông được, phải nhờ Lạc Đà chở.
- B. Vì Chuột Cống biết nói sự thật, không huyênh hoang nữa.
- C. Vì sông cạn, nước sông chỉ tới đầu gối Lạc Đả.
- D. Vì Chuột Cống bị đuối nước và khẩn khoản nhờ Lục Di cứu giúp.
Câu 8: Qua câu chuyện, ta thấy bạn Chuột Cống là người:
A. Ba hoa, khoác lác
- B. Chăm chỉ, nhanh nhẹn
- C. Tự kiêu, ích kỉ
- D. Hiền lành, thật thà
Dựa vào nội dung bài đọc dưới, chọn câu trả lời đúng từ câu 9 đến câu 14
Mỗi người ai cũng có một quê hương để thương, để nhớ. Và trong tình cảm ấy luôn gắn liền với hình ảnh gần gũi, gắn bó thiết tha mà ta không thể nào quên được. Đó có thể là con đường đi học, một đêm trăng tỏ hay một chùm khế ngọt ngào… Trong vô vàn hình ảnh làm nên hồn quê, phải kể đến hình ảnh chiếc cầu tre bắc qua con rạch nhỏ.
Cầu tre có mặt trong khắp các vùng thôn quê miền Tây Nam Bộ, cùng gắn bó, chia sẻ những nỗi nhọc nhằn với biết bao nông dân thật thà, chân chất “một nắng hai sương” trong những ngày đầy khó khăn. Ngày ngày, cầu đã âm thầm đưa đón bao người hai bên bờ sông, qua lại chăm sóc rẫy lúa nương khoai của mình, hay giúp họ sang sông để cùng nhau khề khà bên ấm trà, kể chuyện làng chuyện xóm.
(trích Một nét của làng quê Việt: Cây cầu tre)
Câu 9: Bài văn trên viết về nội dung gì?
- A. Miền quê Nam Bộ
B. Cây cầu tre ở Nam Bộ
- C. Cuộc sống ở Nam Bộ
- D. Đặc sản ở Nam Bộ
Câu 10: Đâu không phải là hình ảnh của quê hương mà tác giả luôn nhớ đến?
- A. Con đường đi học
- B. Một đêm trăng tỏ
- C. Chùm khế ngọt ngào
D. Chùm mơ ngọt ngào
Câu 11: Chiếc cầu tre ở vùng Tây Nam Bộ thường dùng để làm gì?
- A. Bắc qua con sông lớn
- B. Bắc qua ba cái ao
C. Bắc qua con rạch nhỏ
- D. Bắc qua dòng suối nhỏ
Câu 12: Hằng ngày, người dân đi qua cây cầu tre để làm gì?
A. Để chăm sóc rẫy lúa nương khoai
- B. Để vận chuyển máy móc
- C. Để đi xem ca nhạc
- D. Để đi du lịch
Câu 13: Từ nào có thể thay thế cho từ khó khăn?
- A. Sung sướng
B. Gian khổ
- C. Nguy hiểm
- D. Hạnh phúc
Câu 14: Bài văn trên có bao nhiêu từ láy?
- A. 8 từ láy
B. 10 từ láy
- C. 12 từ láy
- D. 15 từ láy
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng từ câu 15 đến câu 20
Một hôm, cá quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng giả vờ chết. Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt. Cá quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con kiến đã leo hết lên mình cá mẹ. Thế là nó liền cong mình nhảy ùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn kiến nổi lềnh bềnh hết lên mặt nước, những chú cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá quả mẹ mình mẩy bị kiến cắn đau nhức, nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.
(trích truyện Con cá thông minh)
Câu 15: Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai?
- A. Cá rô mẹ
B. Cá quả mẹ
- C. Cá mè mẹ
- D. Cá chép mẹ
Câu 16: Vì sao cá quả mẹ phải liều lĩnh nhảy lên bờ giả vờ chết?
- A. Vì muốn bắt nhện cho đàn con ăn
- B. Vì muốn bắt gà cho đàn con ăn
- C. Vì muốn bắt ốc cho đàn con ăn
D. Vì muốn bắt kiến cho đàn con ăn
Câu 17: Sau khi cá quả mẹ nhảy xuống hồ nước, điều gì đã xảy ra?
- A. Đàn kiến kịp thời nhảy ra khỏi người cá quả mẹ
B. Đàn kiến không chạy kịp, nổi lềnh bềnh trên mặt nước
- C. Đàn kiến bám chặt trên người cá quả mẹ không chịu nhả ra
- D. Đàn kiến nối đuôi nhau bơi lại về bờ
Câu 18: Nhìn đàn con ăn uống no say, cá quả mẹ cảm thấy như thế nào?
- A. Cảm thấy vết thương đau nhức và vô cùng khó chịu
- B. Cảm thấy hạnh phúc vì bản thân không bị thương
C. Cảm thấy vết thương đau nhức nhưng vẫn rất sung sướng
- D. Cảm thấy vết thương không còn đau một chút nào
Câu 19: Tiếng ùm gồm những bộ phận cấu tạo nào?
- A. Chỉ có vần
B. Chỉ có vần và thanh
- C. Chỉ có âm đầu và vần
- D. Chỉ có mỗi âm đầu
Câu 20: Nghĩa của từ bò trong câu “Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt” khác nghĩa với từ bò nào dưới đây?
- A. Bé tập bò trên tấm nệm
- B. Con rắn đang bò quan bờ ao
- C. Con bò đang gặm cỏ
D. Đàn bò đang đi trên đồi
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận