Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều bài 17 Luyện tập về lựa chọn từ ngữ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 17: Luyện tập về lựa chọn từ ngữ - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trạng ngữ chỉ phương tiện dùng để làm gì?

  • A. Bổ sung thông tin về nguyên nhân diễn ra hoạt động được nói đến trong câu
  • B. Bổ sung thông tin về phương tiện thực hiện hoạt động được nói đến trong câu
  • C. Bổ sung thông tin về mục đích thực hiện hoạt động được nói đến trong câu
  • D. Bổ sung thông tin về địa điểm thực hiện hoạt động được nói đến trong câu

Câu 2: Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi nào?

  • A. Bằng gì?
  • B. Bằng cái gì?
  • C. Với cái gì?
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 3: Trạng ngữ "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy" trong câu "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời" (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • A. Phương tiện diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu.
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 4: Trạng ngữ trong câu là

  • A. biện pháp tu từ trong câu.
  • B. một trong số các từ loại của tiếng Việt.
  • C. thành phần phụ của câu.
  • D. thành phần chính của câu.

Câu 5: Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có dấu gì khi viết câu?

  • A. Dấu gạch ngang.
  • B. Dấu hai chấm.
  • C. Dấu phẩy.
  • D. Dấu chấm phẩy.

Câu 6: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị.
  • B. Theo vị trí của chúng trong câu.
  • C. Theo mục đích nói của câu.
  • D. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau.

Câu 7: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?

Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

   (Đặng Thai Mai)

  • A. Chỉ thời gian
  • B. Chỉ nơi chốn
  • C. Chỉ phương tiện
  • D. Chỉ nguyên nhân

Câu 8: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện?

  • A. Như chim sổ lồng, chú bé chạy tung tăng khắp vườn.
  • B. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
  • C. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
  • D. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

Câu 9: Đặt câu hỏi cho trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu sau:

Bằng nón lá cọ non phơi khô, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa.

  • A. Bằng cái gì, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa?
  • B. Vì sao, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa?
  • C. Để làm cái gì, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa?
  • D. Khi nào, người thợ thủ công đã khâu thành những chiếc nón che nắng, che mưa?

Câu 10: Đặt câu hỏi cho trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu sau:

Với những chiếc khăn piêu kết hợp độc đáo giữa màu sắc và văn hoa, các cô gái Thái đã chứng tỏ sự khéo léo, đảm đang của mình.

  • A. Khi nào, các cô gái Thái đã chứng tỏ sự khéo léo, đảm đang của mình?
  • B. Vì sao, các cô gái Thái đã chứng tỏ sự khéo léo, đảm đang của mình?
  • C. Để làm gì, các cô gái Thái đã chứng tỏ sự khéo léo, đảm đang của mình?
  • D. Bằng cái gì, các cô gái Thái đã chứng tỏ sự khéo léo, đảm đang của mình?

Câu 11: Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu sau:

A. Bằng một số ống tre, nứa thô sơ, người dân Tây Nguyên đã làm ra cây đàn t'rưng có âm thanh thánh thót như tiếng chim hót, tiếng suối reo,..

  • A. Người dân Tây Nguyên
  • B. Đã làm ra cây đàn t'rưng
  • C. Có âm thanh thánh thót như tiếng chim hót, tiếng suối reo,..
  • D. Bằng một số ống tre, nứa thô sơ

Câu 12: Điền từ thích hợp để hoàn thành câu có trạng ngữ chỉ phương tiện

Bằng...., chuồn chuồn bay lượn khắp đó đây.

  • A. đôi cánh của mình
  • B. đôi mắt của mình
  • C. đôi chân của mình
  • D. đôi tay của mình

Câu 13: Điền từ thích hợp để hoàn thành câu có trạng ngữ chỉ phương tiện

Với....., chim gõ kiến có thể đục thủng bất kì thân cây nào.

  • A. Chiếc móng sắc
  • B. Cái mỏ cứng cáp
  • C. Cái đầu cứng
  • D. Đôi chân chắc khỏe
Câu 14: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí? 

Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..

  • A. Đặt đầu câu 
  • B. Đặt cuối câu 
  • C. Đặt từ "Tôi sẽ cố.." đến hết câu 
  • D. Đặt từ "đây là cái vườn..." đến hết câu 

Câu 15: Câu nào sau đây sử dụng dấu ngoặc kép không đúng?

  • A. “Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.”
  • B. "Trước năm 1914, họ chỉ những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam- mít" bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui chơi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa "con yêu", những người bạn hiền của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cái danh hiệu tối cao là "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do"
  • C. Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống”,…ra đời.
  • D. Giờ ông lão trắng tay, "mất" tất cả mọi thứ mà nhiều người hằng mong ước: nhà cửa, vợ con, sự nghiệp.

Câu 16: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni lông”.

  • A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
  • C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Câu 17: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm hối rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là : “Chú này rất giống con của bố”.

  • A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
  • C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Câu 18: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau:

Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa.

  • A. Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  • C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai  cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Câu 19: Đặt dấu nào sau đây phù hợp với câu văn?

  • A. Dấu ngoặc đơn
  • B. Dấu hai chấm
  • C. Dấu ngoặc kép
  • D. Dáu hỏi chấm

Câu 20: Vị trị đặt nào phù hợp với dấu câu đã chọn?

  • A. Đặt đầu cầu 
  • B. Đặt cuối câu
  • C. Từ đầu câu đến từ "nói"
  • D. Từ "Tôi chỉ.." đến hết câu

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác