Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 9 Luyện từ và câu - Chủ ngữ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 9 Luyện từ và câu - Chủ ngữ - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, cho biết cái gì?

  • A. Sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là ai (con gì, cái gì…).
  • B. Sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì…).
  • C. Sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì…).
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào?

  • A. Ai? (hoặc Con gì?, Cái gì?).
  • B. Thế nào?
  • C. Là gì?
  • D. Như nào?

Câu 3: Bộ phận in đậm trong câu sau được dùng để làm gì?

Ánh nắng là nguồn sáng vô giá.

  • A. Cho biết sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là ánh nắng.
  • B. Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là ánh nắng.
  • C. Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ánh nắng.
  • D. Bổ sung thêm ý cho câu.

Câu 4: Bộ phận in đậm trong câu sau được dùng để làm gì?

Con thỏ trắng này có vẻ bạo lắm.

  • A. Cho biết sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là con thỏ.
  • B. Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là con thỏ trắng.
  • C. Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là con thỏ trắng.
  • D. Bổ sung ý nghĩa cho câu.

Câu 5: Bộ phận in đậm trong câu sau được dùng để làm gì?

Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.

  • A. Cho biết sự vật được giới thiệu, nhận xét trong câu là mấy chú bé.
  • B. Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là mấy chú bé.
  • C. Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là mấy chú bé.
  • D. Bổ sung ý nghĩa cho câu.

Câu 6: Điền từ vào chỗ trống?

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ thường do …… tạo thành.

  • A. Danh từ (hoặc cụm danh từ).
  • B. Tính từ (hoặc cụm tính từ).
  • C. Động từ (hoặc cụm động từ).
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào từ “các chú công nhân” làm chủ ngữ?

  • A. Mẹ em tặng các chú công nhân mỗi người một hộp bánh.
  • B. Ông chủ điều các chú công nhân tới đây làm việc.
  • C. Anh ta xông vào đánh các chú công nhân.
  • D. Chiều nay, các chú công nhân được nghỉ làm.

Câu 8: Tìm chủ ngữ trong câu văn sau?

Qua truyện Dế Mèn phiêu liêu kí, em thấy Dế Mèn biết phục thiện.

  • A. Qua truyện Dế Mèn phiêu liêu kí.
  • B. Em.
  • C. Dế Mèn.
  • D. Biết phục thiện.

Câu 9: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào từ “mẹ em” làm chủ ngữ?

  • A. Món thịt rán tẩm bột của mẹ em là ngon nhất trên đời.
  • B. Món quà sinh nhật của mẹ em là một chiếc đồng hồ.
  • C. Mẹ em là một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp.
  • D. Em yêu mẹ em nhất trên đời.

Câu 10: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào từ “chim sơn ca” làm chủ ngữ?

  • A. Bố mua tặng em một chú chim sơn ca.
  • B. Bình nuôi một chú chim sơn ca và một chú vẹt.
  • C. Chim sơn ca là loài chim có tiếng hót vô cùng hay.
  • D. Cửa hàng bán rất nhiều loài chim nào là sơn ca, vẹt, tu hú, gõ kiến,…

Câu 11: Tìm chủ ngữ của câu văn sau?

Qua truyện Dế Mèn phiêu lưu kí cho thấy Dế Mèn phục thiện.

  • A. Dế Mèn.
  • B. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
  • C. Dế mèn phiêu lưu kí.
  • D. Không có chủ ngữ.

Câu 12: Tìm chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau?

(1) Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! (2) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. (3) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. (4) Hai con mắt long lanh như thủy tinh. (5) Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

  • A. (1) – Chú chuồn chuồn nước, (2) – Màu vàng, (3) – Bốn cái cánh, (4) – Hai con mắt, (5) – Thân hình.
  • B. (1) – Chú chuồn chuồn, (2) – Màu vàng trên lưng, (3) – Bốn cái cánh, (4) – Hai con mắt, (5) – Thân hình.
  • C. (1) – Chú chuồn chuồn nước, (2) – Màu vàng trên lưng, (3) – Bốn cái cánh, (4) – Hai con mắt, (5) – Thân hình chú.
  • D. (1) – Chú chuồn chuồn, (2) – Màu vàng, (3) – Bốn cái cánh, (4) – Hai con mắt, (5) – Thân hình chú.

Câu 13: Hoàn thiện nhận xét sau?

Ai làm gì? (a)            vị ngữ (b)               sự vật (c)               hoạt động (d)

Trong câu kể …(1)… chủ ngữ chỉ …(2)… (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có …(3)… được nói đến ở …(4)…

  • A. 1 – a, 2 – c, 3 – d, 4 – b.
  • B. 1 – a, 2 – d, 3 – c, 4 – b.
  • C. 1 – a, 2 – c, 3 – b, 4 – d.
  • D. 1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b.

Câu 14: Chỉ ra câu có dạng Ai làm gì? trong các câu đã cho dưới đây và tìm chủ ngữ?

Trong rừng, chim chóc hót véo von.
Mấy anh thanh niên kia đẹp trai quá.
Con mèo kia xinh quá đi!
Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.

  • A. a – chim chóc, b – mấy anh thanh niên, d – em nhỏ, e – các cụ già.
  • B. a – chim chóc, d – em nhỏ, e – các cụ già.
  • C. c – con mèo kia, d – em nhỏ, e – các cụ già.
  • D. b – mấy anh thanh niên kia, c – con mèo kia, d – em nhỏ, e – các cụ già.

Câu 15: Trong các câu sau chủ ngữ của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở VN. CN của câu 1 do danh từ riêng Hà Nội tạo thành. Chủ ngữ của các câu còn lại do cụm danh từ tạo thành.

Hà Nội tưng bừng màu đỏ.
Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.
Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.
Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.”

 Nhận định trên đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác