Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 6 Luyện tập tả cây cối

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 6 Luyện tập tả cây cối - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài văn tả cây cối gồm có mấy phần?

  • A. 2 phần.
  • B. 3 phần.
  • C. 4 phần.
  • D. 5 phần.

Câu 2: Đâu là yêu cầu chính xác cho bài văn tả cây cối?

  • A. Nêu cảm nhận của em về cây ăn quả.
  • B. Nêu ý kiến của em về việc trồng cây gây rừng.
  • C. Tả một loại hoa em yêu thích.
  • D. Nêu cảm nghĩ của em về loại cây mà em thích.

Câu 3: Phần thân bài của bài văn tả cây cối cần làm gì?

  • A. Giới thiệu đối tượng miêu tả.
  • B. Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.
  • C. Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.
  • D. Cả B và C.

Câu 4: Nhiệm vụ trong mỗi phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn tả cây cối là gì?

1. Mở bài
2. Thân bài
3. Kết bài
a. Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây
b. Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây
c. Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây

  • A. 1 – c, 2 – b, 3 – a.
  • B. 1 – b, 2 – a, 3 – c.
  • C. 1 – a, 2 – b, 2 – c.
  • D. 1 – c, 2 – a, 2 – b.

Câu 5: Đoạn văn tả cây cối có thể theo trình tự nào dưới đây?

  • A. Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định.
  • B. Tả một bộ phận của cây thay đổi ở những thời điểm khác nhau.
  • C. Tả bao quát hình dáng cả cây rồi đến từng bộ phận.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 6 – 7.

Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh. Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang  về.

(Nguyên Hồng)

Câu 6: Xác định bố cục của đoạn văn?

1. Đoạn 1
2. Đoạn 2
3. Đoạn 3
a. Từ “Trên ngọn,…” đến “…áo mỏng óng ánh”
b. Từ “Bãi ngô quê em…” đến “…trổ ra mạnh mẽ, nõn nà”
c. Từ “Trời nắng chang chang…” đến “…bẻ mang về”

  • A. 1 – c, 2 – a, 3 – b.
  • B. 1 – a, 2 – c, 3 – b.
  • C. 1 – b, 2 – a, 3 – c.
  • D. 1 – b, 2 – c, 3 – a.

Câu 7: Xác định nội dung của từng đoạn?

1. Đoạn 1
2. Đoạn 2
3. Đoạn 3
a. Tả hoa và lá ngô giai đoạn đoạn bắp ngô đã mập và chắc có thể thu hoạch.
b. Tả hoa và búp ngô non giai đoạn đơm hoa, kết trái.
c. Giới thiệu bao quát về bãi ngô, tả cây ngô từ chỗ còn lấm tấm như mạ non đến khi trở thành những cây ngô với lá rộng dài và nõn nà.

  • A. 1 – c, 2 – a, 3 – b.
  • B. 1 – a, 2 – c, 3 – b.
  • C. 1 – b, 2 – c, 3 – a.
  • D. 1 – c, 2 – b, 3 – a.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 8 – 10.

Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc. Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum  xuê một màu xanh chắc bền. Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.

(Theo Nguyễn Vũ Tiềm)

Câu 8: Xác định bố cục của đoạn văn trên?

1. Đoạn 1
2. Đoạn 2
3. Đoạn 3
a. Từ “Mai tứ quý nở bốn mùa…” đến “…xanh chắc bền”
b. Từ “Đứng bên cây ngắm hoa…” đến “…thịnh vượng quanh năm”
c. Từ “Cây mai cao trên hai mét…” đến “…cũng rắn chắc”

  • A. 1 – c, 2 – a, 3 – b.
  • B. 1 – a, 2 – c, 3 – b.
  • C. 1 – b, 2 – c, 3 – a.
  • D. 1 – c, 2 – b, 3 – a.

Câu 9: Xác định nội dung của từng phần?

1. Mở đoạn

2. Thân đoạn

3. Kết đoạn

a. Cảm nghĩ của người viết về cây mai.
b. Giới thiệu bao quát về cây mai.
c. Tả chi tiết về hoa và trái cây mai.

  • A. 1 – a, 2 – c, 3 – b.
  • B. 1 – c, 2 – b, 3 – a.
  • C. 1 – b, 2 – c, 3 – a.
  • D. 1 – b, 2 – a, 3 – c.

Câu 10: Trình tự miêu tả trong đoạn trên là gì?

  • A. Miêu tả từng thời kì phát triển của cây.
  • B. Miêu tả từng bộ phận của cây.
  • C. Miêu tả sự thay đổi theo mùa của cây.
  • D. Miêu tả bao quát hình dáng của cây.

Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi từ 11 – 13.

HOA SẦU RIÊNG

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

Mai Văn Tạo

Câu 11: Câu mở đầu của đoạn văn có tác dụng gì?

  • A. Giới thiệu về trình tự miêu tả của cây.
  • B. Nêu vẻ đẹp của hoa sầu riêng.
  • C. Miêu tả hoa sầu riêng.
  • D. Nêu cảm nhận về hoa sầu riêng.

Câu 12: Các câu tiếp theo có quan hệ như thế nào với câu mở đoạn?

  • A. Bổ sung ý cho câu mở đoạn.
  • B. Làm rõ câu mở đoạn.
  • C. Chứng minh cho câu mở đoạn.
  • D. Nêu lợi ích của hoa sầu riêng cho câu mở đoạn.

Câu 13: Trình tự miêu tả của đoạn trên là như nào?

  • A. Miêu tả hoa sầu riêng thay đổi ở những thời điểm khác nhau.
  • B. Miêu tả hoa sầu riêng ở thời điểm cuối năm.
  • C. Miêu tả sự thay đổi theo mùa hoa sầu riêng.
  • D. Miêu tả bao quát hình dáng của cây sầu riêng.

Câu 14: Từ ngữ được sử dụng trong văn miêu tả phải như thế nào?

  • A. Ngắn gọn, súc tích.
  • B. Cô đọng, hàm súc.
  • C. Giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
  • D. Dài dòng, lan man.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Mùa hè về, cây trái trong vườn đua nhau cho quả chín ngọt. Cây xoài nhà em cũng theo đó mà cho ra thật nhiều những chùm quả lúc lỉu.

Cây xoài nhà em thuộc giống xoài hạt lép. Cũng như các anh em thuộc họ xoài khác, cây rất cao và có tán lá xum xuê. Cây cao gần chạm đến mái tầng hai của nhà em. Thân thì to như cái cột nhà. Lớp vỏ bên ngoài thân cây xù xì, gân guốc, như cái lốp xe cũ kĩ. Từ thân cây, mọc ra hai cái cành lớn tạo dáng chữ Y. Rồi từ đó, mới bắt đầu mọc ra chi chít những cành con, cành mẹ. Trên cành là cả một rừng những chiếc lá xoài to và dài. Những chiếc lá ở ngọn cành là lá non, sẽ nhỏ hơn và có màu đỏ tía óng ánh dưới ánh mặt trời rất đẹp. Từ các chạc cây, những chùm xoài bắt đầu xuất hiện. Lúc đầu chúng là những chùm hoa nhỏ màu vàng. Sau khi kết thành quả, cái cuống bỗng dài ra hẳn, khiến chùm quả nhô ra khỏi tán lá, treo lúc lắc như đèn chùm. Những quả xoài hình tròn, hơi dẹt, cái đuôi nhỏ rồi cong cong như dấu hỏi. Lúc chưa chín, vỏ quả màu xanh sẫm, lấm tấm vệt đen ở gần cuống. Chờ quả chuyển dần sang xanh ngọc rồi vàng ươm thì nghĩa là đã chín rồi. Quả xoài hạt lép có hạt rất nhỏ và mỏng, chủ yếu là thịt quả. Khi chưa chín thì ăn không quá chua, xen một ít ngọt, giòn lắm. Chờ quả chín rồi, thịt sẽ chuyển màu vàng ươm, ăn ngọt lịm.

Năm nào cây xoài nhà em cũng cho rất nhiều quả chín. Phải vừa ăn, vừa đem biếu hàng xóm mới hết được. Em yêu và tự hào về cây xoài nhà mình lắm.

Câu 15: Bài văn trên có mấy đoạn?

  • A. 3 đoạn.
  • B. 4 đoạn.
  • C. 5 đoạn.
  • D. 6 đoạn.

Câu 16: Cây xoài được miêu tả theo trình tự nào?

  • A. Tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây.
  • B. Tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
  • C. Tả từng bộ phận của cây.
  • D. Cả A và C.

Câu 17: Cây xoài được miêu tả như thế nào?

  • A. Cây rất cao và có tán lá xum xuê.
  • B. Thân thì to như cái cột nhà. Lớp vỏ bên ngoài thân cây xù xì, gân guốc, như cái lốp xe cũ kĩ.
  • C. Những chiếc lá ở ngọn cành là lá non, sẽ nhỏ hơn và có màu đỏ tía óng ánh dưới ánh mặt trời rất đẹp.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Quả xoài được miêu tả như thế nào?

  • A. Những quả xoài hình tròn, hơi dẹt, cái đuôi nhỏ rồi cong cong như dấu hỏi.
  • B. Lúc chưa chín, vỏ quả màu xanh sẫm, lấm tấm vệt đen ở gần cuống.
  • C. Quả chuyển dần sang xanh ngọc rồi vàng ươm thì nghĩa là đã chín rồi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Người viết có cảm xúc gì với cây nhãn?

  • A. Tự hào.
  • B. Yêu thích.
  • C. Cả A và B.
  • D. Ghét bỏ.

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Mỗi lần về quê, từ xa em đã được nhìn thấy hình dáng hàng dừa xanh ngát, đung đưa trong gió. Nhìn hình ảnh ấy, em luôn thấy xúc động vô ngần.

Hàng dừa được người dân nơi đây trồng dọc theo bờ sông, dẫn lối đi vào trong làng. Cây dừa rất cao, vượt qua mọi tầng lá xanh của cây cối trong làng. Tàu dừa to, gồm nhiều nhánh lá nhỏ dài, như mái tóc đương xanh của người thiếu nữ xuân thì. Từng trái dừa lủng lẳng dưới tán lá, chứa bao dòng nước ngọt thanh - thứ nước mà những đứa trẻ luôn khao khát hơn bất kì loại nước ngọt nào.

Cây dừa gắn bó, cống hiến vô tư cho cuộc sống của người dân quê em. Người dân cũng vì thế mà tỉ mẩn, không để phí hoài dù chỉ một nhánh lá. Nước dừa, cùi dừa để ăn, uống trực tiếp, rồi con làm thành đủ thứ món ngon như mứt dừa, kẹo dừa hay đem kho với thịt. Lá dừa để tạo màu cho bánh kẹo, để gói bánh, hay phơi khô cả tàu lá lợp mái nhà. Rồi thân, vỏ, lá dừa khô có thể dùng để đun bếp. Những đứa trẻ ngày ngày chơi đùa dưới bóng mát của cây dừa, thi nhau leo lên đến ngọn cây, sung sướng ngắm nhìn thế giới bên ngoài làng quê.

Em rất yêu quý cây dừa. Đối với em cây dừa cũng như một người bạn thân thiết. Dù đi xa nơi đâu, em vẫn luôn nhớ về hình dáng cao lớn, trầm lặng ấy.

Câu 20: Cây dừa trong bài văn trên được tả theo trình tự nào?

  • A. Tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây.
  • B. Tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
  • C. Cả A và B đều sai.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 21: Cây dừa đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?

  • A. Vị giác.
  • B. Thị giác.
  • C. Khứu giác.
  • D. Cả A và B.

Câu 22: Cây dừa đem lại lợi ích gì cho người dân?

  • A. Bộ phận nào của dừa cũng đều được sử dụng.
  • B. Chỉ có mỗi quả dừa có ích.
  • C. Lá dừa không có tác dụng gì cả.
  • D. Thân dừa dùng để làm mái nhà.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác