Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 9 Luyện tập viết thư thăm hỏi

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 9 Luyện tập viết thư thăm hỏi - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một bức thư thường gồm mấy phần?

  • A. 2 phần.
  • B. 3 phần.
  • C. 4 phần.
  • D. 5 phần.

Câu 2: Tình huống nào sau đây cần viết thư?

  • A. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • B. Lập kế hoạch quyên góp sách báo cũ cho các bạn học sinh ở những vùng khó khăn.
  • C. Thăm hỏi một người chưa quen (cô hoặc chú bộ đội, một thầy thuốc, một vận động viên, một nhạc sĩ…).
  • D. Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp.

Câu 3: Nội dung phần đầu bức thư thường gồm những gì?

  • A. Địa điểm và thời gian viết thư.
  • B. Lời thưa gửi đầu thư.
  • C. Lời chào đầu thư.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Phần chính của bức thư thường gồm những gì?

  • A. Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
  • B. Chia sẻ tin tức của người viết thư.
  • C. Nêu lí do viết thư.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Chữ kí nằm ở phần nào của bức thư?

  • A. Phần đầu.
  • B. Phần chính.
  • C. Phần cuối.
  • D. Không nằm ở phần nào hết.

Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.

Nam Định, ngày 22 tháng 12 năm 2022

Dì yêu quý!

Được tin dì đoạt Huy chương Bạc môn nhảy xa tại Đại hội Thể thao toàn quốc, cháu rất vui. Cháu xin chúc mừng dì! Dì là niềm tự hào của cả gia đình đấy ạ. Bố cháu còn nói là dì đã về Trung tâm Thể thao để chuẩn bị cho SEA Games sắp tới.

Dì ơi, ở Trung tâm, điều kiện sinh hoạt và tập luyện có tốt không ạ? Dì luyện tập có vất vả lắm không? Cháu mong dì giữ gìn sức khỏe để đạt thành tích thi đấu cao hơn nữa và để cả nhà yên tâm.

Về phần mình, cháu vẫn đi bơi đều đặn. Chỗ cháu bơi có nước ấm. Mẹ cháu thường bảo: “Con noi gương dì, chăm chỉ tập luyện nhé!”.

Cháu kính chúc dì luôn mạnh khỏe và tập luyện tốt để sắp tới đoạt được Huy chương Vàng.

Cháu của dì

Hiền Trang

Câu 6: Bạn Hiền Trang gửi thư cho ai?

  • A. Gửi cho ông bà.
  • B. Gửi cho ba mẹ.
  • C. Gửi cho dì.
  • D. Gửi cho cô.

Câu 7: Nội dung chính của bức thư là gì?

  • A. Viết thư hỏi thăm nhà chú dì.
  • B. Viết thư thăm hỏi và chúc mừng dì đạt được Huy chương.
  • C. Viết thư hỏi thăm cuộc sống ở xa của dì.
  • D. Viết thư chúc mừng dì được thăng chức.

Câu 8: Phần cuối của bức thư gồm nội dung nào dưới đây?

  • A. Lời chúc.
  • B. Chữ kí.
  • C. Lí do viết thư.
  • D. Cả A và B.

Câu 9: Bức thư được viết ở đâu?

  • A. Sài Gòn.
  • B. Hà Nội.
  • C. Nam Định.
  • D. Thái Bình.

Câu 10: Từ nào dưới đây thể hiện lời thưa gửi trong bức thư?

  • A. Thân mến.
  • B. Yêu quý.
  • C. Thân yêu.
  • D. Kính yêu.

Đọc bức thư dưới đây và trả lời câu hỏi.

Huế, ngày 2 tháng 2 năm 2023

Bà nội kính mến!

Vì hoàn cảnh công tác xa nhà nên bố mẹ cháu không có điều kiện gần gũi để chăm sóc bà nội thường xuyên. Nay bà nội ốm, cả gia đình cháu đều rất lo. Cháu chẳng biết làm sao, chỉ mong bà khoẻ mạnh sống lâu với con cháu. Thế nào bố mẹ cháu cũng thu xếp công việc để về thăm bà. Cháu báo cho bà một tin vui là cháu vừa được thêm một điểm 10 Toán nữa đấy, bà ạ!

Cháu xin dừng bút, kính chúc bà, hai bác và các anh chị mạnh khoẻ! Cháu mong được về thăm bà vào dịp Tết sắp tới.

      Kính thư

Cháu của bà

Ngọc Oanh

Câu 11: Nội dung của bức thư là gì?

  • A. Ngọc Oanh viết thư kể cho bà nghe mình được điểm 10.
  • B. Ngọc Oanh viết thư thăm hỏi bà nội bị ốm.
  • C. Bà nội viết thư hỏi thăm tình hình của Ngọc Oanh.
  • D. Bà nội viết thư hỏi thăm việc học của Ngọc Oanh.

Câu 12: Bức thư được viết ở đâu?

  • A. Hà Nội.
  • B. Huế.
  • C. Cần Thơ.
  • D. Đà Nẵng.

Câu 13: Phần cuối của bức thư là gì?

  • A. Lời chúc.
  • B. Chữ kí.
  • C. Hứa hẹn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Có thể nhận xét được điều gì về thư?

  • A. Phải ghi rõ thời gian, địa điểm, tên người viết thư cũng như người nhận thư.
  • B. Cuối thư có thể là lời chúc, sự mong chờ hồi âm, chữ kí.
  • C. Cả A và B.
  • D. Viết thư không cần theo khuôn mẫu.

Câu 15: Người ta viết thư để làm gì?

  • A. Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia sẻ vui buồn, bày tỏ cảm xúc.
  • B. Để thông báo một sự việc tới đông đảo quần chúng biết.
  • C. Để đề đạt một ý kiến, nguyện vọng của bản thân lên cấp trên mong được phê duyệt.
  • D. Để thống kê, báo cáo một hoạt động, một quá trình đã trải qua cần được tổng hợp lại.

Câu 16: Đọc một phần của bức thư sau và cho biết nó thuộc phần nào của bức thư?

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2017

Hoa thân mến,

  • A. Phần đầu thư.
  • B. Phần chính.
  • C. Phần cuối thư.
  • D. Phần tái bút.

Câu 17: Đọc một phần của bức thư sau và cho biết nó thuộc phần nào của bức thư?

Thư đã dài rồi, con xin dừng bút ạ.Con chúc cô sức khỏe, công tác tốt và luôn nhận được thậtnhiều may mắn và niềm vui trong cuộc sống.

                                                         Học sinh của cô

                                                        Mai

                                                     Huỳnh Ngọc Mai

  • A. Phần đầu thư.
  • B. Phần chính.
  • C. Phần cuối thư.
  • D. Phần tái bút.

Câu 18: Nêu tác dụng của những dòng thơ mở đầu bức thư?

  • A. Dòng mở đầu cho biết ai là người viết.             
  • B. Dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư.         
  • C. Dòng mở đầu nêu rõ địa điểm của người viết thư, thời gian viết thư.            
  • D. Dòng mở đầu nêu lời chào hỏi người nhận thư. 

Câu 19: Nêu tác dụng của những dòng kết thúc bức thư?

  • A. Ghi lời chúc, lời nhắn nhủ, lời hứa hẹn, cảm ơn, kí tên, ghi họ tên người viết thư.      
  • B. Kí tên, ghi họ tên người viết thư.        
  • C. Ghi lời chúc, lời nhắn nhủ, lời hứa hẹn, cảm ơn.           
  • D. Kí tên người viết thư. 

Câu 20: Ý nghĩa của Thư thăm bạn?

  • A. Ca ngợi tấm lòng hảo tâm của một số người trong xã hội.       
  • B. Tình cảm yêu mến, thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng với bạn của người viết thư.       
  • C. Cho thấy được những mất mát to lớn mà thiên tai, lũ lụt đã gây ra.        
  • D. Phê phán thái độ vô trách nhiệm, vô tâm của một số người trước những mất mát mà thiên tai, lũ lụt gây ra.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác