Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Cánh diều cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cuối học kì 2 đề số 1 sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8

Quả cầu tuyết

Tuyết rơi ngày càng dày.

Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại. Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.

Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.

Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.

Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:

- Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!

- Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.

- Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.

- Mình không đủ can đảm.

- Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.

Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói:

- Các bác định đánh một đứa trẻ à?

Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã  đưa cụ già bị thương vào.

Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.

Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:

- Cháu là một cậu bé dũng cảm.

(Theo A-mi-xi)

Câu 1: Câu chuyện gồm có những nhân vật nào?

  • A. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-rô, Ga-rốp-phi
  • B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi
  • C. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi
  • D. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-rô, En-ri-cô

Câu 2: Ai đã vô tình ném quả cầu tuyết trúng cụ già? 

  • A. En-ri-cô
  • B. Ga-rô-nê
  • C. Ga-rốp-phi
  • D. Cháu của cụ già

Câu 3: Quả cầu tuyết làm cụ già bị thương ở đâu? 

  • A. Bị thương ở mắt
  • B. Bị thương ở chân
  • C. Bị thương ở đầu
  • D. Bị thương ở mũi

Câu 4: Ai là người đã động viên cậu bé nhận lỗi? 

  • A. En-ri-cô
  • B. Ga-rô-nê
  • C. Ga-rốp-phi
  • D. Cháu của cụ già

Câu 5: Vì sao cụ già khen cậu bé dũng cảm? 

  • A. Vì cậu bé dũng cảm gỡ những mảnh kính găm vào da thịt giúp ông cụ.
  • B. Vì cậu bé chơi ném tuyết rất cừ.
  • C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.
  • D. Vì cậu bé dám dũng cảm đánh nhau với những người lớn.

Câu 6: Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên? 

  • A. Cần đối xử lịch sự, lễ phép với những người xung quanh mình.
  • B. Cần kính trọng những người lớn tuổi, đặc biệt là người già.
  • C. Tự tin thể hiện bản thân mình trước đám đông.
  • D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.

Câu 7: Xác định trạng ngữ trong những câu sau:

Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.

  • A. Lập tức
  • B. Mọi người
  • C. Tứ phía đổ tới
  • D. Đổ tới

Câu 8: Xác định trạng ngữ trong những câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì? 

Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.

  • A. Ga-rốp-phi
  • B. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi
  • C. Người ta
  • D. Cậu là thủ phạm

Câu 9: Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” khuyên người ta điều gì? 

  • A. Nếu quá khó khăn, chúng ta có thể lựa chọn bỏ cuộc.
  • B. Chỉ một vài người gặp khó khăn trong cuộc sống. Nên không được buồn phiền và nản chí.
  • C. Cuộc sống gặp phải những khó khăn vất vả là chuyện thường tình. Không nên vì vậy mà buồn phiền hoặc nản chí.
  • D. Ai cũng gặp phải khó khăn trong cuộc sống, nhưng hiếm người vượt qua được nó.

Câu 10: Đặt một câu cảm cho mỗi tình huống sau?

Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có mình bạn Ngọc làm được.

  • A. Cô ra bài toán số mấy thế?
  • B. Ai là bạn Ngọc của lớp 4A7?
  • C. Bài toán khó thế!
  • D. Ngọc ơi, cậu học giỏi thật đó!

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 15

Một chuyến đi xa

Một người cha dẫn con trai của mình đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó. Hai cha con họ sống chung với một gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”

- Tuyệt lắm cha ạ! – Cậu bé đáp.

- Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này? – Người cha hỏi tiếp.

- Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông. Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao tỏa sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp đẽ biết bao!

(Theo Quang Kiệt)

Câu 11: Hai cha con bạn nhỏ đã đi cắm trại ở đâu? 

  • A. Trên núi
  • B. Ở một vùng quê
  • C. Ở gần biển
  • D. Ở công viên

Câu 12: Người cha muốn con đưa con đi cắm trại nhằm mục đích gì? 

  • A. Muốn con gặp gỡ xóm làng, những người thân quen với người cha.
  • B. Muốn con được hít thở không khí trong lành.
  • C. Muốn con học cách chịu khổ.
  • D. Muốn con hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó.

Câu 13: Bạn nhỏ đã so sánh cuộc sống của gia đình bạn nhỏ với cuộc sống của gia đình người nông dân như thế nào?

  • A. Gia đình bạn nhỏ chỉ có một con chó, còn những người nông dân có tới bốn.
  • B. Gia đình bạn nhỏ chỉ có 2 tầng, còn những người nông dân có tới năm.
  • C. Gia đình bạn nhỏ có đèn led, còn những người nông dân có đèn màu xanh dương.
  • D. Gia đình bạn nhỏ chỉ có một cửa sổ, còn những người nông dân có tới bốn.

Câu 14: Bạn nhỏ kết luận gì về cuộc sống bên ngoài? 

  • A. Cuộc sống bên ngoài thật nghèo khổ và thiếu thốn!
  • B. Cuộc sống bên ngoài thật thú vị và nhiều điều lí thú!
  • C. Cuộc sống bên ngoài không hề như những gì bạn nhỏ đã tưởng tượng.
  • D. Cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp đẽ biết bao!

Câu 15: Em học tập được điều gì sau khi đọc xong câu chuyện này? 

  • A. Bên ngoài rất chán và không có gì để chơi.
  • B. Chỉ có thành phố là đẹp.
  • C. Thế giới bên ngoài vô cùng bao la và đẹp đẽ.
  • D. Ở quê giàu có hơn ở trên thành phố.

Câu 16: Trạng ngữ trong các câu dưới là gì? 

Vì quá tham lam, con chuột ăn quá no, không chui qua được cái lỗ.

  • A. Vì quá tham lam
  • B. Tham lam
  • C. Con chuột ăn no
  • D. Không chui qua được cái lỗ

Câu 17: Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau? 

Do chăm chỉ học tập, tôi đã tiến bộ hơn trước.

  • A. Chăm chỉ học tập
  • B. Do chăm chỉ học tập
  • C. Tiến bộ
  • D. Tôi đã tiến bộ hơn trước

Câu 18: Tìm từ ngữ có chứa tiếng lạc để điền vào chỗ trống sau: 

Bác Hồ luôn ............, yêu đời dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

  • A. lạc lõng
  • B. lạc quan
  • C. lạc rang
  • D. lạc lối

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 19 đến 25

Hoa tóc tiên

Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.

Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.

Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.

Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.

Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình...

Theo Băng Sơn

Câu 19: Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đâu? 

  • A. Do cây xanh tốt quanh năm.
  • B. Do những cô tiên không bao giờ già.
  • C. Do những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc.
  • D. Do thầy giáo chăm sóc tốt.

Câu 20: Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì? 

  • A. Mùi thơm mát của sương đêm.
  • B. Mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương
  • C. Mùi thơm của một loại bánh
  • D. Hương thơm thoảng nhẹ và ngon lành

Câu 21: Mảnh vườn của thầy giáo trồng những loại cây gì? 

  • A. Xương xông, lá lốt, bạc hà, hoa hồng, tóc tiên
  • B. Xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, hoa hồng, tóc tiên
  • C. Lá lốt, bạc hà, kinh giới, ớt, tóc tiên
  • D. Xương xông, lá lốt, kinh giới, ớt, bạc hà.

Câu 22: Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả đã liên tưởng đến những điều gì? 

  • A. Tưởng như vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc.
  • B. Một thứ lụa mỏng manh và tóc những cô tiên.
  • C. Tưởng như nếp sống của thầy.
  • D. Liên tưởng đến buổi sáng và nếp sống của thầy giáo.

Câu 23: Để miêu tả cốc hoa tóc tiên trên bàn của thầy giáo, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

  • A. Thị giác
  • B. Khứu giác, thị giác
  • C. Thính giác
  • D. Xúc giác, thính giác

Câu 24: Trạng ngữ có trong câu: “Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen”? 

  • A. Trạng ngữ chỉ thời gian
  • B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  • C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
  • D. Trạng ngữ chỉ mục đích

Câu 25: Câu “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là kiểu câu gì? 

  • A. Câu kể “Ai làm gì?”
  • B. Câu kể “Ai là gì?”
  • C. Câu kể “Ai thế nào?”
  • D. Câu cảm
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác