Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cuối học kì 2 đề số 4 sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4

Phượng không không phải là một đóa, không phải vài cành: phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

Theo XUÂN DIỆU

Câu 1: Hoa phượng có màu gì?

  • A. màu vàng
  • B. màu đỏ
  • C. màu tím
  • D. màu xanh

Câu 2: Mùa xuân lá phượng như thế nào?

  • A. Xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
  • B. Lá bắt đầu dụng.
  • C. Ngon lành như lá me non.
  • D. Chỉ có những là chồi non.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

  • A. Vì hoa phượng cho ta bóng mát.
  • B. Hoa phượng gắn với kỉ niệm ôn thi cuối kỳ.
  • C. Vì phượng có hoa màu đỏ.
  • D. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.

Câu 4: Nội dung của bài văn nói lên điều gì?

  • A. Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.
  • B. Nói về tuổi học trò.
  • C. Tình cảm của tác giả với cậu học trò.
  • D. Hoa phượng không có ý nghĩa gì với tuổi học trò.

Câu 5: Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau đây là gì?

Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai – nơ khỏi bệnh . Ông ngạc nhiên hỏi bác sĩ:

- Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

  • A. Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu
  • B. Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
  • C. Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
  • D. Dùng để đánh dấu suy nghĩ của nhân vật

Câu 6: Chủ ngữ trong câu sau “Hoa phượng là hoa học trò” là:

  • A. Hoa phượng
  • B. Là hoa học trò
  • C. Hoa
  • D. Học trò

Câu 7: Câu “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì?

  • A. Ai là gì ?
  • B. Ai thế nào ?
  • C. Ai làm gì ?
  • D. Ai ở đâu ?

Câu 8: Trong các từ sau từ cùng nghĩa với từ “Dũng cảm” là:

  • A. Gan dạ
  • B. Hiền lành
  • C. Chăm chỉ
  • D. Yếu đuối

Câu 9 đến câu 13:

Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn hớp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một ...(9)... rất ....(10).....  . Tuy không chiến đấu ở ....(11)...... , nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức ...(12)... . Anh đã hi sinh, nhưng ...(13)... sáng của anh vẫn  còn mãi mãi.

Câu 9:

  • A. tấm gương
  • B. hiểm nghèo
  • C. mặt trận
  • D. người liên lạc

Câu 10:

  • A. mặt trận
  • B. can đảm
  • C. hiểm nghèo
  • D. người liên lạc

Câu 11:

  • A. mặt trận
  • B. tấm gương
  • C. người liên lạc
  • D. can đảm

Câu 12:

  • A. tấm gương
  • B. mặt trận
  • C. hiểm nghèo
  • D. người liên lạc

Câu 13:

  • A. hiểm nghèo
  • B. người liên lạc
  • C. tấm gương
  • D. mặt trận

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 14 đến 17

Bông sen trong giếng ngọc

Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông  minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở  trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “ Bông sen giếng ngọc ’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.

Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước)   

Theo Lâm Ngũ Đường

Câu 14: Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? 

  • A. Là người có ngoại hình xấu xí.
  • B. Là người rất thông minh.
  • C. Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh.
  • D. Là người dũng  cảm.

Câu 15: Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

  • A. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo
  • B. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí
  • C. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí.
  • D. Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.

Câu 16: Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? 

  • A. Vì bài phú “ Bông sen giếng ngọc ” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen.
  • B. Vì bài phú “ Bông sen giếng ngọc ” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông.
  • C. Vì bông hoa sen rất đẹp
  • D. Vì hoa sen được nhiều người yêu thích.

Câu 17: Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ”

  • A. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta.
  • B. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất.
  • C. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên.
  • D. Vì ông được mọi người kính trọng.

Câu 18: Trong câu: Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa. Bộ phận nào là chủ ngữ? 

  • A. Hôm sau                     
  • B. chúng tôi                      
  • C. đi Sa Pa                        
  • D. Sa Pa

Câu 19: Trong các câu sau câu nào có sử dụng trạng ngữ: 

  • A. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
  • B. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi
  • C. Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi.
  • D. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé.

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 20 đến 23

Ngụ ngôn về ngọn nến

Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nến lung linh cháy sáng. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem lại ánh sáng cho cả căn phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ, nến sáng quá, thật may, nếu không chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất.”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung quanh.

Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩ rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi. Một sợi khói mỏng manh bay lên rồi nến im lìm.

Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm đèn dầu”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được một chiếc đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ bị nằm trong ngăn kéo, khó có dịp cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.

Bởi vì nó là ngọn nến.

(Theo nguồn Internet)

Câu 20: Vì sao khi được đốt sáng, ngọn nến rất vui sướng?

  • A. Vì khi đốt sáng, ngọn nến trở nên lung linh rất đẹp
  • B. Vì ngọn nến thấy ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã đem ánh sáng cho cả nhà, nó thấy mình có ích
  • C. Vì nó nhận ra mình có sức mạnh đẩy lùi, chiến thắng được cả bóng tối.
  • D. Vì nó thay thế cho đèn điện.

Câu 21: Vì sao ngọn nến lại nương theo gió để tắt đi không chiếu sáng nữa?

  • A. Vì đã có đèn điện thắp sáng.
  • B. Vì gió to, nến khó lòng chống chọi lại được
  • C. Vì nến sợ mình sẽ cháy hết, sẽ chịu thiệt thòi
  • D. Vì khi cháy bị nóng quá, nến đau không chịu đựng được

Câu 22: Sau khi nến tắt, mọi người đã thắp sáng bằng gì?

  • A. Đèn điện
  • B. Đèn dầu
  • C. Đèn pin
  • D. Đèn đom đóm

Câu 23: Ngọn nến có kết cục như thế nào?

  • A. Bị bỏ trong ngăn kéo, nằm buồn thiu, khó có dịp cháy sáng nữa
  • B. Được cắm trên một chiếc 
  • C. Được để trong hộp đồ khâu của bà dùng để chuốt cho săn chỉ.
  • D. Nến không bị tàn và không bị thiệt thòi.

Câu 24: “Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây giờ?” thuộc loại câu nào?

  • A. Câu kể
  • B. Câu hỏi
  • C. Câu cảm
  • D. Câu khiến 

Câu 25: Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “lạc quan”?

  • A. tin tưởng, phấn khởi, hi vọng
  • B. tin tưởng, chán đời, thất vọng
  • C. vui vẻ, lạc quan, chán trường
  • D. rầu rĩ, bi quan, chán chường
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác