Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 cánh diều bài 14 Trường Sa

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 14: Trường Sa - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?

  • A. Năm chữ
  • B. Lục bát
  • C. Tự do
  • D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 2: Quần đảo nào được nhắc đến trong bài thơ?

  • A. Hoàng Sa
  • B. Trường Sa
  • C. Bạch Long Vĩ
  • D. Phú Quốc

Câu 3: Tác giả của bài thơ là ai?

  • A. Huy Cận
  • B. Hàn Mặc Tử
  • C. Huệ Triệu
  • D. Tố Hữu

Câu 4: Ở khổ thơ đầu, điều gì gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa?

  • A. Màu lá bàng
  • B. Màu áo lính
  • C. Màu lá cờ Tổ quốc
  • D. Màu hoa muống biển

Câu 5: Khổ thơ đầu, bạn nhỏ đã bày tỏ cảm xúc gì?

  • A. Vui mừng khi được đến Trường Sa
  • B. Buồn bã khi phải xa Trường Sa
  • C. Nhớ nhung Trường sa ngay cả khi chưa đến
  • D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 6: Khổ thơ thứ hai có bao nhiêu danh từ riêng? Đó là những danh từ riêng nào?

  • A. 5 từ: Đá Thị, Len Đao, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn
  • B. 5 từ: Những, Đá Thị,  Song Tử Tây, Sơn Ca, Hoa bàng vuông
  • C. 5 từ: Đá Thị, Len Đao, Song Tử Tây, hoa bàng vuông, sóng
  • D. 5 từ: Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, Hoa bàng vuông, sóng

Câu 7: Em hiểu thế nào về hai dòng thơ " Những nhà giàn giữ đảo/ Neo cả nhịp tìm người"?

  • A. Sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu.
  • B. Cảm xúc thương yêu, lo lắng của người ra thăm đảo dành cho người lính Trường Sa.
  • C. Tình yêu tha thiết của người dân Việt đối với biển đảo quê hương.
  • D. Cảm xúc hồi hộp, bâng khuâng khi đi tham nhà giàn của người ra thăm đảo

Câu 8: Bạn nhỏ muốn gửi điều gì đến Trường Sa?

  • A. Gửi tình yêu thương vô bờ bến tới các chiến sĩ ngoài Trường Sa
  • B. Gửi niềm mong mỏi vào những ngọn gió để Trường Sa được sóng yên biển lặng
  • C. Gửi đồ ăn, thức uống cho các chiến sĩ Trường Sa
  • D. Gửi niềm nhớ mong đến Trường Sa thân yêu

Câu 9: Thời tiết Trường Sa khắc nghiệt được thể hiện qua những chi tiết nào?

  • A. Bão giăng giăng mặt biển
  • B. Đảo oằn mình khát mưa
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 10: Theo em, nhà thơ muốn nói gì qua hình ảnh " Đóa san hô kiêu hãnh/ Vẫn nở hoa bốn mùa"?

  • A. sự hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ cũng giống như đóa san hô, dù ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên vượt qua và nở hoa đẹp đẽ.
  • B. tài nguyên thiên nhiên Trường Sa tuyệt đẹp và có sức sống mãnh liệt vượt lên trên thời tiết khắc nghiệt
  • C. đóa san hô mạnh mẽ vẫn nở hoa khi thời tiết khắc nghiệt
  • D. Trường Sa kiêu hãnh với vẻ đẹp của tài nguyên biển đảo

Câu 11: Trong khổ thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

Bão giăng giăng mặt biển

Đảo oằn mình khát mưa

Đóa san hô kiêu hãnh

Vẫn nở hoa bốn mùa

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 12: Tìm từ láy trong khổ thơ trên

  • A. mặt biển
  • B. giăng giăng
  • C. oằn mình
  • D. kiêu hãnh

Câu 13: Ở khổ thơ thứ năm, hình ảnh người lính đảo hiện lên như thế nào?

  • A. Yêu đời, lạc quan, ý chí sáng ngời, hiên ngang, dũng cảm
  • B. Mạnh mẽ, khỏe mạnh
  • C. Vui vẻ, hạnh phúc
  • D. Yếu ớt, chán nản, buồn bã

Câu 14: Ý nghĩa của khổ thơ cuối là gì?

  • A. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta.
  • B. Những tên đảo, tên người ở Trường Sa góp phần làm nên Tổ quốc vẹn toàn.
  • C. Những người thầm lặng bảo vệ biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 15: Qua bài thơ, em học được điều gì?

  • A. Tình yêu biển đảo, yêu Tổ quốc và biết ơn những người lính biển
  • B. Hãy đến thăm Trường Sa thật nhiều
  • C. Hãy yêu thiên nhiên Trường Sa
  • D. Hãy yêu thật nhiều cảnh đẹp ở nước ta

Câu 16: Ngái xa nghĩa là:

  • A. xa xôi
  • B. xa lạ
  • C. gần gũi
  • D. yêu thương

Câu 17: Nắng nở có nghĩa là gì?

  • A. Nắng nôi
  • B. Nắng gay gắt
  • C. A và B đúng
  • D. 3 đáp án trên sai

Câu 18: Theo em, nhà thơ muốn nói gì qua hình ảnh " Đóa san hô kiêu hãnh/ Vẫn nở hoa bốn mùa"?

  • A. sự hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ cũng giống như đóa san hô, dù ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên vượt qua và nở hoa đẹp đẽ.
  • B. tài nguyên thiên nhiên Trường Sa tuyệt đẹp và có sức sống mãnh liệt vượt lên trên thời tiết khắc nghiệt
  • C. đóa san hô mạnh mẽ vẫn nở hoa khi thời tiết khắc nghiệt
  • D. Trường Sa kiêu hãnh với vẻ đẹp của tài nguyên biển đảo

Câu 19: Trong khổ thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

Bão giăng giăng mặt biển

Đảo oằn mình khát mưa

Đóa san hô kiêu hãnh

Vẫn nở hoa bốn mùa

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 20: Ý nghĩa của khổ thơ cuối là gì?

  • A. Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta.
  • B. Những tên đảo, tên người ở Trường Sa góp phần làm nên Tổ quốc vẹn toàn.
  • C. Những người thầm lặng bảo vệ biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác