Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 4 Luyện tập tả cây cối

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 4 Luyện tập tả cây cối - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài văn tả cây cối gồm có mấy phần?

  • A. 2 phần.
  • B. 3 phần.
  • C. 4 phần.
  • D. 5 phần.

Câu 2: Đâu là yêu cầu chính xác cho bài văn tả cây cối?

  • A. Nêu cảm nhận của em về cây ăn quả.
  • B. Nêu ý kiến của em về việc trồng cây gây rừng.
  • C. Tả một loại cây ăn quả.
  • D. Nêu cảm nghĩ của em về loại cây mà em thích.

Câu 3: Phần mở bài của bài văn tả cây cối có nhiệm vụ gì?

  • A. Tả từng bộ phận hoặc từng thời kì phát triển của đối tượng miêu tả.
  • B. Giới thiệu đối tượng miêu tả.
  • C. Nêu lợi ích của đối tượng miêu tả.
  • D. Nêu cảm nghĩ về đối tượng miêu tả.

Câu 4: Có mấy kiểu mở bài?

  • A. 2 kiểu.
  • B. 3 kiểu.
  • C. 4 kiểu.
  • D. 5 kiểu.

Câu 5: Mở bài gián tiếp là làm gì?

  • A. Giới thiệu đối tượng miêu tả của bài văn ngay ở câu mở đầu.
  • B. Nêu sự vật, hiện tượng khác để dẫn dắt người đọc đến đối tượng miêu tả của bài văn.
  • C. Giới thiệu trực tiếp đối tượng miêu tả.
  • D. Nêu suy nghĩ của mình về đối tượng miêu tả.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Trong các loài hoa, em đặc biệt yêu thích hoa cúc họa mi trắng - loại hoa của mùa thu Hà Nội.

Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại. Với thân nhỏ dài mà mảnh mai. Lá cây cũng nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống. Nhưng khi mùa thu đến, cây lột xác hoàn toàn, trở thành loài hoa đẹp đến ngây ngất. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc mà thôi. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng. Cánh hoa cúc nhỏ mà dài, mỏng manh. Cánh hoa xếp thành hai lớp, vừa không quá mỏng nhưng cũng không quá dài. Tạo nên vẻ đẹp thướt tha và mềm mại. Chính vì nét đẹp ấy, mà người ta thường mặc áo dài khi chụp ảnh cùng cúc họa mi. Những bông cúc họa mi ấy mang vẻ đẹp thanh khiết, mộc mạc. Tuy giản dị nhưng không hề tầm thường.

Cứ mỗi khi những cơn gió heo may đầu tiên bắt đầu thổi trên ngõ ngách Hà Thành. Em lại bất giác dõi theo những gánh hàng rong, để tìm hình dáng quen thuộc của những bó hoa cúc họa mi yêu dấu.

Câu 6: Bài văn trên có mấy đoạn?

  • A. 3 đoạn.
  • B. 4 đoạn.
  • C. 5 đoạn.
  • D. 6 đoạn.

Câu 7: Cho biết mở bài trên thuộc kiểu nào?

  • A. Mở bài trực tiếp.
  • B. Mở bài gián tiếp.
  • C. Mở bài giới thiệu vấn đề.
  • D. Mở bài đóng.

Câu 8: Cúc họa mi được miêu tả như thế nào?

  • A. Cây cúc họa mi trông giống như những cây cỏ dại, thân nhỏ dài mà mảnh mai.
  • B. Lá cây nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống.
  • C. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Những bông cúc họa mi mang vẻ đẹp như thế nào?

  • A. Thướt tha và mềm mại.
  • B. Thanh khiết, mộc mạc.
  • C. Đơn sơ, nhạt nhẽo.
  • D. Giản dị, tầm thường.

Câu 10: Cúc họa mi được miêu tả theo trình tự nào?

  • A. Tả từng bộ phận của cây.
  • B. Tả từng thời kì phát triển của cây.
  • C. Tả từng bộ phận rồi nêu cảm nghĩ về cây.
  • D. Tả môi trường sống của cây từ xa đến gần.

Câu 11: Cho biết đoạn dưới đây thuộc kiểu mở bài nào?

Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa…

Thép Mới, Cây tre Việt Nam

  • A. Mở bài trực tiếp.
  • B. Mở bài gián tiếp.
  • C. Mở bài giới thiệu vấn đề.
  • D. Mở bài đóng.

Câu 12: Cho biết câu dưới đây thuộc kiểu mở bài nào?

Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.

Nguyên Hồng, Bãi ngô

  • A. Mở bài trực tiếp.
  • B. Mở bài gián tiếp.
  • C. Mở bài giới thiệu vấn đề.
  • D. Mở bài đóng.

Câu 13: Cho biết đoạn dưới đây thuộc kiểu mở bài nào?

Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Vươn ra trên ao là giàn mướp hoa vàng, giàn bí hoa trắng, giàn đỗ ván hoa tím. Còn trên mặt nước ao hoặc con ngòi rìa làng thường là những bè rau muống bập bềnh.

Băng Sơn, Bè rau muống

  • A. Mở bài trực tiếp.
  • B. Mở bài gián tiếp.
  • C. Mở bài giới thiệu vấn đề.
  • D. Mở bài đóng.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Trước cửa sổ phòng học của em có một cây hoa giấy rất đẹp do mẹ em trồng mà em rất yêu thích.

Nhìn từ xa, cây như một chiếc nơ màu hồng. Cây hoa chỉ cao ngang bụng em. Thân cây màu nâu sẫm, to khoảng bằng cổ tay của em. Cành cây có màu hơi nâu hơi đỏ, có những cái gai nhỏ và nhọn. Trên cành cây, chi chít những bông hoa màu hồng đào. Lá cây hình bầu dục, đầu lá hơi nhọn, lá có màu xanh lá mạ và những chiếc lá mọc so le nhau.

Gân lá màu xanh sẫm, nhỏ như sợi tóc. Bao quanh những sợi bông hoa là chiếc lá rất đặc biệt. Chúng có màu hồng nhạt, tròn tròn và mỏng như tờ giấy. Bên trong những chiếc lá đó là một bông hoa màu trắng, rất nhỏ. Đài hoa màu hồng sen, đỡ lấy những bông hoa bé nhỏ đang nở. Nhụy hoa màu vàng, ẩn sau những cánh hoa trắng mịn màng.

Hoa giấy đặc biệt hơn những hoa khác ở điểm nào? Đó là hoa nở quanh năm và rất lâu tàn. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Hoa giấy làm đẹp cho nhà em. Ai đi qua cũng khen: “Ồ! Cây hoa giấy nhà ai mà đẹp thế nhỉ”? Mỗi khi em học bài căng thẳng, nhìn ra cửa sổ ngắm hoa, em thấy thật là thư giãn. Em sẽ chăm sóc để cây mãi xanh tươi và cho hoa đẹp.

Câu 14: Bài văn trên có mấy đoạn?

  • A. 3 đoạn.
  • B. 4 đoạn.
  • C. 5 đoạn.
  • D. 6 đoạn.

Câu 15: Cây hoa giấy trong bài văn trên được tả theo trình tự nào?

  • A. Tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây.
  • B. Tả từng bộ phận của cây.
  • C. Tả theo trình tự từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 16: Cho biết kết bài trên thuộc kiểu nào?

  • A. Kết bài không mở rộng.
  • B. Kết bài mở rộng.
  • C. Kết bài mở ra vấn đề.
  • D. Kết bài đóng.

Câu 17: Điểm đặc biệt của hoa giấy là gì?

  • A. Nở rất nhiều hoa một đợt.
  • B. Hoa nở tùm lum.
  • C. Hoa nở quanh năm và rất lâu tàn.
  • D. Trời càng nắng, hoa nở càng nhiều.

Câu 18: Cây hoa giấy đã được tả theo cảm nhận của giác quan nào?

  • A. Thị giác.
  • B. Thính giác.
  • C. Khứu giác.
  • D. Xúc giác.

Câu 19: Cho biết đoạn dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

  • A. Kết bài không mở rộng.
  • B. Kết bài mở rộng.
  • C. Kết bài mở ra vấn đề.
  • D. Kết bài đóng.

Câu 20: Cho biết câu dưới đây thuộc kiểu kết bài nào?

Lá si tặng con người bóng mát, còn chòm râu thì để trẻ ngắm nghĩa mà nhớ đến ông nội, ông ngoại của mình, những người già luôn yêu quý các em.

Băng Sơn, Cây si

  • A. Kết bài không mở rộng.
  • B. Kết bài mở rộng.
  • C. Kết bài mở ra vấn đề.
  • D. Kết bài đóng.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác