Câu hỏi tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 4: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 4: Viết 2 - Luyện tập tả cây cối. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng việt 4 Cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)

Câu 1: Bài văn tả cây cối thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

Câu 2: Có mấy kiểu mở bài trong bài văn tả cây cối? Đó là những kiểu nào?

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Trong các loài hoa, em đặc biệt yêu thích hoa cúc họa mi trắng - loại hoa của mùa thu Hà Nội.

Cây cúc ha mi trông giống như những cây cỏ dại. Với thân nhỏ dài mà mảnh mai. Lá cây cũng nhỏ mà dài như những sợi cỏ trên sân trống. Nhưng khi mùa thu đến, cây lột xác hoàn toàn, trở thành loài hoa đẹp đến ngây ngất. Hoa cúc họa mi không lớn. Khi còn là nụ, chỉ lớn chừng hạt lạc mà thôi. Khi nở bung thì lớn chừng chén trà. Nhụy hoa tròn đầy như cái cúc áo, màu vàng ruộm như rơm phơi chín nắng. Cánh hoa cúc nhỏ mà dài, mỏng manh. Cánh hoa xếp thành hai lớp, vừa không quá mỏng nhưng cũng không quá dài. Tạo nên vẻ đẹp thướt tha và mềm mại. Chính vì nét đẹp ấy, mà người ta thường mặc áo dài khi chụp ảnh cùng cúc họa mi. Những bông cúc họa mi ấy mang vẻ đẹp thanh khiết, mộc mạc. Tuy giản dị nhưng không hề tầm thường.

Cứ mỗi khi những cơn gió heo may đầu tiên bắt đầu thổi trên ngõ ngách Hà Thành. Em lại bất giác dõi theo những gánh hàng rong, để tìm hình dáng quen thuộc của những bó hoa cúc họa mi yêu dấu.

(Nguồn: Internet)

Câu 1: Bài văn trên có mấy đoạn? Chỉ ra đâu là mở bài, thân bài, kết bài của bài văn.

Câu 2: Bài văn trên mở bài theo kiểu nào?

Câu 3: Cúc họa mi được miêu tả như thế nào?

Câu 4: Những bông cúc họa mi mang vẻ đẹp như thế nào?

Câu 5: Cúc họa mi được miêu tả theo cách nào?

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Cho biết đoạn dưới đây thuộc kiểu mở bài nào?

Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa…

Thép Mới, Cây tre Việt Nam

Câu 2: Cho biết câu dưới đây thuộc kiểu mở bài nào?

Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.

Nguyên Hồng, Bãi ngô

Câu 3: Cho biết đoạn dưới đây thuộc kiểu mở bài nào?

Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Vươn ra trên ao là giàn mướp hoa vàng, giàn bí hoa trắng, giàn đỗ ván hoa tím. Còn trên mặt nước ao hoặc con ngòi rìa làng thường là những bè rau muống bập bềnh.

Băng Sơn, Bè rau muống

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đặc điểm của văn miêu tả là gì?

Câu 2: Từ ngữ được sử dụng trong văn miêu tả phải như thế nào?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 4 Viết 2 - Luyện tập tả cây cối, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 4 Cánh diều bài 4 Viết 2 - Luyện tập tả cây cối, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 4 Cánh diều bài 4 Viết 2 - Luyện tập tả cây cối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác