Câu hỏi tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 1: Viết 3 - Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 1: Viết 3 - Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng việt 4 Cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Viết đoạn văn về một nhân vật là như nào?

Câu 2: Câu mở đầu của đoạn văn về một nhân vật có nhiệm vụ gì?

Câu 3: Các câu tiếp theo có nhiệm vụ gì?

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Khi còn nhỏ, tôi được xem qua rất nhiều bộ phim hoạt hình nhưng có lẽ thích nhất là được xem bộ phim dí dỏm Đô-rê-mon. Cái tên này có lẽ đã quá quen thuộc với các bạn nhỉ? Đô-rê-mon là một chú mèo máy đến từ thế kỉ 22, cái nơi mà mọi thứ tối tân đều được sáng tạo đặc biệt là rô-bot. Có rất nhiều rô-bot nhưng phổ biến hơn cả là những chú rô-bot mèo máy. Không may thay, Đô-rê-mon là một chú mèo bị lỗi và bị vứt bỏ nhưng một cậu bé đã mua nó về. Xui xẻo hơn, khi ở nhà, Đô-rê-mon bị chuột cắn rách tai nên có lẽ đây là chú mèo đầu tiên cụt tai. Về sau, Đô-rê-mon dùng cỗ máy thời gian để đến thế kỉ 21 để giúp Nô-bi-ta, cụ cố của cậu bé đã mua Đô-rê-mon và cuộc hành trình bắt đầu. Đây là một bộ phim rất ăn khách và Đô-rê-mon rất ấn tượng. Đây là một chú mèo mập ú nhưng lại rất dễ thương. Do khóc nhiều nên cậu từ màu vàng chuyển thành màu xanh nhưng Đô-rê-mon rất dễ thương. Yêu Đô-rê-mon quá!

(Nguồn: Internet)

Câu 1: Đoạn văn trên viết về nội dung gì?

Câu 2: Tìm câu mở đầu của đoạn văn (câu mở đoạn).

Câu 3: Câu mở đầu của đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?

Câu 4: Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

Câu 5: Người viết cảm thấy Đô-rê-mon là nhân vật như nào?

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.

(Nguồn: Internet)

Câu 1: Nội dung của đoạn văn là gì?

Câu 2: Người viết cảm nhận được điều gì qua nhân vật Hiên?

Câu 3: Người viết học hỏi được điều gì qua nhân vật Hiên?

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tìm một số từ ngữ thể hiện cảm xúc có thể dùng trong đoạn văn về một nhân vật.

Câu 2: Đoạn văn sau nêu cảm nhận về đặc điểm nào của nhân vật?

Mỗi tối trước khi đi ngủ, em thường được bà ngoại kể cho nghe những câu chuyện cổ tích hấp dẫn. Câu chuyện mà em thích nhất là chuyện Cây tre trăm đốt. Người thanh niên trong câu chuyện là một tấm gương về sự cố gắng, nỗ lực sẽ gặp được may mắn. Để có thể làm rể của phú ông, chàng thanh niên đã không ngần ngại vào rừng, tìm kiếm ngày đêm. Nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ của chàng thanh niên mà đã làm Bụt thương xót, hiện lên giúp đỡ. Qua câu chuyện Cây tre trăm đốt, em rút ra được bài học về sự cố gắng trong cuộc sống.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 1 Viết 3 - Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 4 Cánh diều bài 1 Viết 3 - Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 4 Cánh diều bài 1 Viết 3 - Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác