Câu hỏi tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 4: Luyện từ và câu - Dấu ngoặc kép

Câu hỏi tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 4: Đọc 2 - Những trang sách tuổi thơ. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng việt 4 Cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu dưới đây?

Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

Câu 2: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?

Đó là những câu thơ rất “Hồ Chí Minh”

(Hoàng Trung Thông)

Câu 3: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong khổ thơ dưới đây?

Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

Câu 4: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau?

Suy cho cùng, chân lí, những chân lí của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”,…

(Đức tính giản dị của Bác Hồ)

Câu 5: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?

Người chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa phương, lấy làm hối rối. Sau đó mới hiểu nghĩa của câu nói ấy là: “Chú này rất giống con của bố”.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy.

      Phạm Hổ thành công hơn cả trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhi đồng. Các tập truyện chính của ông: Bê vò Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,... Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa cháy, Chú bò tìm bạn,...

(Theo Trần Hữu Tá)

Câu 2: Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí nào trong câu sau là hợp lí?

Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

Câu 3: Xác định công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?

Trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá có câu văn: Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni lông”.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau?

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em luôn luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa.”

Câu 2: Tìm câu dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn trong các câu đã cho dưới đây.

  1. “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố kể về cuộc đời tối đen như mực của chị Dậu.
  2. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.
  3. Cái gọi là “khai sáng” của thực dân Pháp trên đất Đông Dương thực ra là sự đô hộ tàn nhẫn.
  4. Chẳng biết đến bao giờ, tôi mới được đến cái nơi gọi là “văn minh” ấy nữa.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận tiếng Việt 4 Cánh diều bài 4 Luyện từ và câu - Dấu ngoặc kép, Bài tập Ôn tập tiếng Việt 4 Cánh diều bài 4 Luyện từ và câu - Dấu ngoặc kép, câu hỏi ôn tập 4 mức độ tiếng Việt 4 Cánh diều bài 4 Luyện từ và câu - Dấu ngoặc kép

Bình luận

Giải bài tập những môn khác