Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 4: Kho báu của em (bài đọc 2, luyện từ và câu, bài viết 2)

Giải dễ hiểu bài 4: Kho báu của em (bài đọc 2, luyện từ và câu, bài viết 2). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM

BÀI ĐỌC 2

Câu 1: Bài đọc trên là lời kể của ai?

Trả lời:

Bài đọc trên là lời kể của bạn nhỏ.

Câu 2: Tóm tắt nội dung của mỗi đoạn văn.

Trả lời:

Đoạn 1 là những câu chuyện đầu tiên được nghe từ bà và chú. Đoạn 2 là lí do bạn nhỏ cố gắng học chữ. Đoạn 3 là những câu chuyện sau khi biết chữ. Đoạn 4 là ý nghĩa của sách đối với bạn nhỏ.

Câu 3: Bạn nhỏ trong bài đọc cố gắng học chữ để làm gì, kết quả như thế nào?

Trả lời:

Bạn nhỏ trong bài đọc cố gắng học chữ để khám phá thế giới kỳ diệu ngoài kia, kết quả là bạn nhỏ đã đọc được rất nhiều loại chuyện và được trải nghiệm những cảm xúc thực tế.

Câu 4: Chia sẻ với bạn: 

a, Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc trên.

b, Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc trên.

Trả lời:

Em chia sẻ với bạn:

a) Những điều em đã trải qua giống như nhân vật trong bài đọc: Em đã tự mình học nấu món ăn ngon để có thể nấu cho bố mẹ. Em đã học cách làm trứng chiên, thịt luộc, trứng luộc.

b) Những điều em có thể học hỏi từ nhân vật trong bài đọc: Sự quyết tâm, chăm chỉ thực hiện một điều gì đó; rèn luyện tình yêu với sách.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I. Nhận xét

Câu 1: Tìm các dấu ngoặc kép trong bài đọc “Những trang sách tuổi thơ”.

Giải nhanh:

"Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt", “Đôi hài bảy dặm”, “Tôn Ngộ Không", “Nghìn lẻ một đêm", “Không gia đình”, “Những người khốn khổ",…

Câu 2: Các dấu ngoặc kép trong bài đọc nói trên được dùng làm gì?

Giải nhanh:

Ghi tên các cuốn sách, tên các câu chuyện.

III. Luyện tập

Câu 1: Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy.

Phạm Hổ thành công hơn cả trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhi đồng. Các tập truyện chính của ông: Bê và Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,... Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa cháy, Chú bò tìm bạn,...

Theo TRẦN HỮU TÁ

Giải nhanh:

Các tập truyện chính của ông: “Bê và Sáo”, “Chuyện hoa chuyện quả”, “Lửa vàng lửa trắng”,... Các tập thơ: “Em thích em yêu”, “Những người bạn nhỏ”, “Bạn trong vườn”,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: “Ngủ rồi”, “Xe chữa cháy”, “Chú bò tìm bạn”,…

Câu 2: Trong sách in, người ta có thể đánh dấu tên tác phẩm bằng cách in nghiêng. Hãy chép lại một câu có chữ in nghiêng dưới đây, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh:

BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM

Theo TRANG THANH HIỀN

Trả lời:

 “Cá chép trông trăng” (còn có tên “Lí ngư vọng nguyệt”) là một trong những bức tranh tiêu biểu của tranh dân gian Hàng Trống.

“Công múa” là bức tranh cặp đôi với “Cá chép trông trăng”. Con công trong văn hoá Việt là biểu tượng của ánh sáng, hoà bình và sự thịnh vượng.

Câu 3: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một câu chuyện hoặc bài văn, bài thơ mà em đã đọc trong tháng này.

b) Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem trong tháng này.

Trả lời:

a) Đề số 1: Viết một đoạn văn nói về câu chuyện “Những hạt thóc giống”:

Điều đáng tự hào của một người chính là giữ được lòng trung thực, thật thà. Đặc biệt, con người phải dám nói lên tiếng nói thực sự của mình, không ngại khó khăn, không ngại thị phi, không ngại nguy hiểm, phải gan dạ mà thật thà thừa nhận kể cả những lỗi lầm của mình. Bởi lẽ, dù sao đi nữa đến cuối cùng sự trung thực, lòng dũng cảm vẫn luôn chiến thắng. Câu chuyện còn cho thấy sự thông minh không chỉ ở cậu bé mà còn là sự thông minh, cao tay của nhà vua.

b) Đề số 2: Viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu) nói về một bộ phim mà em đã xem

Vào tuần trước, em đã cùng gia đình xem lại bộ phim hài Táo quân Tết năm nay. Dù không phải trong không khí Tết, nhưng bản thân em rất hào hứng với các câu chuyện trong Táo quân có. Các cô, các chú diễn xuất rất duyên dáng, hài hước, gia đình em không ngừng cười vang cả nhà. Có thể kể tới một vài cô chú mà em yêu thích như: Chú Chí Trung, Chú Xuân Bắc, Chú Công Lý.

BÀI VIẾT 2 

Câu 1: Xếp các đoạn mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp:

a) Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa...

THÉP MỚI, Cây tre Việt Nam

b) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt.

NGUYÊN HỒNG, Bãi ngô

c) Ở đầu bản tôi có cây trám đen bên cạnh cây trám trắng.

VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG, Cây trám đen

d) Làng quê Việt Nam thường nhiều ao hồ. Vuon ra trên ao là giàn mướp hoa vàng, giàn bí hoa trắng, giàn đỗ ván hoa tím. Còn trên mặt nước ao hoặc con ngoài rìa làng thường là những bè rau muống bập bềnh.

BẰNG SƠN, Bè rau muống

BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM

Trả lời:

1. Mở bài trực tiếp

2. Mở bài gián tiếp

Đoạn mở bài b, c.

Đoạn mở bài a, d.

 

Câu 2: Viết mở bài cho bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý:

a) Một đoạn mở bài trực tiếp.

b) Một đoạn mở bài gián tiếp.

Trả lời:

a) Một đoạn mở bài trực tiếp.

Em rất yêu thích cây hoa mười giờ, là loài cây nhỏ nhắn và tô điểm cho vườn hoa nhà em. Hoa mười giờ được mẹ em trồng đã hơn 1 năm nay.

b) Một đoạn mở bài gián tiếp.

Mỗi loài cây hoa lại mang một đặc điểm riêng, chỉ những nét thuộc về riêng loài hoa ấy. Đặc biệt, có một loài hoa chỉ nở vào khoảng lúc 10 giờ sáng, vì thế mà loài hoa ấy được gán một cái tên tượng trưng không kém: Hoa mười giờ.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác