Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 11: Trái tim yêu thương (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá)

Giải dễ hiểu bài 11: Trái tim yêu thương (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG

BÀI ĐỌC 4

Câu 1: Tìm những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp và sự yên bình trên hồ nước.

Trả lời:

Những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp và sự yên bình trên hồ nước là: Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng. Những cơn gió lạnh nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ.

Câu 2: Hai anh em đều muốn giữ yên lặng cho đàn vịt bơi vào gần bờ nhưng mục đích khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Hai anh em đều muốn giữ yên lặng cho đàn vịt bơi vào gần bờ nhưng mục đích khác nhau: người em thì muốn đang vịt trời bơi sát vào bờ để ngắm còn người anh muốn bắt chúng. 

Câu 3: Hãy tưởng tượng cậu bé sẽ nghĩ gì, làm gì sau những lời nói và hành động của em gái.

Trả lời:

Hãy tưởng tượng cậu bé sẽ nghĩ là em gái mình nghịch ngợm và hỏi lí do vì sao em làm thế.

Câu 4: Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về lòng nhân ái?

Trả lời:

Câu chuyện giúp em hiểu thêm là ai cũng có lòng nhân ái và lòng nhân ái xuất phát từ bên trong của mỗi người dù bé hay nhỏ thì cũng đều có một lòng nhân ái.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

I. Nhận xét

Câu 1: Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?

a, Mấy hôm nay, Chi đang rất bối rối.

Theo TRẦN TÙNG CHINH

b, Ry-an là một cậu bé người Ca-na-da.

Theo báo Tuổi trẻ

c, Cô bé chạy thoát về nhà gọi anh.

Theo LÊ MINH

Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ.

Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ

Giải nhanh:

a, Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

b, Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ.

c, Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

Câu 2: Mỗi bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi nào?

  • Là gì?
  • Làm gì?
  • Thế nào?

Giải nhanh:

Bộ phận in đậm ở câu a trả lời cho câu hỏi Thế nào?

Bộ phận in đậm ở câu b trả lời cho câu hỏi Làm gì?

Bộ phận in đậm ở câu c trả lời cho câu hỏi Là gì?

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:

       Chàng trai lên xe buýt và ngồi cạnh bà cụ đi chân đất. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân mình. Đôi giày của cậu mới tinh. Cậu đã tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được. Nhưng rồi cậu cúi xuống, cởi giày và ngồi xuống sàn xe. Cậu nhấc bàn chân lạnh cóng của bà cụ lên, xỏ tất và giày vào chân bà. Bà cụ sững người, khẽ nói lời cảm ơn.

Theo sách Truyện kể về những trái tim nhân hậu

Giải nhanh:

  • lên xe buýt và ngồi cạnh bà cụ đi chân đất
  • nhìn từ chân bà cụ sang chân mình
  • đã tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được
  • cúi xuống, cởi giày và ngồi xuống sàn xe
  • nhấc bàn chân lạnh cóng của bà cụ lên, xỏ tất và giày vào chân bà
  • sững người, khẽ nói lời cảm ơn

Câu 2: Đặt một câu nói về lòng nhân ái. Xác định vị ngữ của câu đó.

Giải nhanh:

Cô ấy là người có một tấm lòng thật nhân ái. 

-> Vị ngữ:  là người có một tấm lòng thật nhân ái

GÓC SÁNG TẠO

Câu 1: Mỗi nhóm viết một dự án từ thiện

a, Thảo luận về dự án

Tên dự án là gì?

Dự án nhằm giúp đỡ ai?

Cần làm những gì?

Thời gian thực hiện dự án.

b, Phân công mỗi học sinh trong nhóm viết một nội dung trên

Trả lời:

Tên dự án: Một tấm lòng

Dự án nhằm giúp đỡ: trẻ em nghèo vùng cao

Mọi người cần: Mọi người có thể ủng hộ bằng hiện vật hoặc một số tiền nhỏ (trích từ số tiền mừng tuổi của mình).

Thời gian: Từ ngày 7/3/2023 đến ngày 14/3/2023

Câu 2: Giới thiệu, bình chọn dự án có ý nghĩa thiết thực, nội dung phù hợp. 

Trả lời:

Dự án: " Một tấm lòng" được xây dựng nhằm  giúp đỡ trẻ em nghèo trên vùng cao. Mọi người  có thể ủng hộ bằng hiện vật hoặc một số tiền nhỏ (trích từ số tiền mừng tuổi của mình). Thời gian tiếp nhận ủng hộ diễn ra trong vòng một tuần từ ngày 7/3/2023 đến ngày 14/3/2023. Đây là dự án do lớp em phát động nên cô giáo chủ nhiệm đã giao cho lớp trưởng và lớp phó lao động phụ trách giám sát công việc. Hai bạn đã phân công đến tổ trưởng việc tiếp nhận, thống kê lại những đồ vật hay số tiền ủng hộ. Thời gian tiếp nhận chỉ trong năm ngày: thứ hai, thứ ba và thứ tư, thứ năm và thứ sáu.

TỰ ĐÁNH GIÁ

A, Đọc và làm bài tập

Câu 1: Nội dung chính của cuộc tranh luận giữa hoa, gió và sương là gì? Tìm ý đúng:

a, Bài hát có hay không?

b, Các bạn có thích bài hát không?

c, Bài hát ấy là của hoa, gió hay sương?

d, Các bạn có biết lắng nghe nhau không?

Trả lời:

Chọn đáp án 

c, Bài hát ấy là của hoa, gió hay sương?

Câu 2: Vì sao gió và sương đều nói là mình hát? Tìm ý đúng:

a, Vì gió và sương hiểu lầm hoa

b, Vì gió và sương muốn trêu đùa hoa

c, Vì gió và sương muốn tranh công với hoa.

d, Vì gió và sương chưa biết lắng nghe tiếng hát của hoa.

Trả lời:

Chọn đáp án 

d, Vì gió và sương chưa biết lắng nghe tiếng hát của hoa.

Câu 3: Dòng nào dưới đây thể hiện chủ đề của câu chuyện? Tìm ý đúng:

a, Khi Mặt Trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca.

b, Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau.

c, Mỗi loài có tiếng hát của riêng mình.

d, Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai.

Trả lời:

Chọn đáp án 

b, Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau.

Câu 4: Xác định vị ngữ của mỗi câu sau:

a, Bông hoa tỏa hương thơm ngát

b, Mặt Trời mỉm cười với hoa.

Giải nhanh:

a, tỏa hương thơm ngát

b,  mỉm cười với hoa.

Câu 5: Chọn 1 trong 2 đề:

a, Viết một đoạn văn ngắn chúc mừng bạn vừa đạt được kết quả tốt trong học tập ( hoặc hoạt động văn nghệ, thể thao).

b, Tưởng tượng em là một bạn nhỏ trong bài thơ Buổi học cuối cùng, hãy viết một đoạn thư tạm biệt cô giáo.

Trả lời:

     Cô Trang à! Biết phải nói sao nhỉ? Thực sự thì lúc này, em vừa cảm thấy vui vừa cảm thấy buồn. Vui vì cô đã thực hiện và tiến gần đến ước mơ của mình, ước mơ làm một người thầy thực thụ để dìu dắt, chỉ bảo chúng em. Là người lái đò đưa chúng em sang song, cập bến bờ của tương lai rộng mở, chắp cánh cho chúng em thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình để trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Còn sao lại buồn ư? Buồn là vì chúng em sắp phải xa cô, xa một cô giáo xinh xắn, tận tụy với một bầu nhiệt huyết nóng bỏng.

      Vậy là kể từ đây, sẽ không còn thấy bóng dáng của cô đi đi lại lại trong lớp, sẽ chẳng nhìn thấy những nụ cười trên khuôn mặt cô, chẳng còn được nghe giọng nói của cô vang lên một cách ngập ngừng e ngại trên bục giảng… một tháng rưỡi không là khoảng thời gian quá ngắn mà cũng không phải là quá dài để tập một thói quen. Vậy mà từ đây mình phải từ bỏ cái thói quen đó, quả thật là khó!

      Nhớ lại những kỉ niệm xưa, khi mà ngày đầu tiên cô bước vào lớp với một ánh mắt thật rạng rỡ và vui tươi. Khi cô bước lên bục giảng, đôi lúc còn lúng túng, ngập ngừng. Nhìn những giọt mồ hôi thoáng lăn dài trên khuôn mặt cô và tình cảm chân thành hết lòng vì học sinh của cô, em biết cô đang rất cố gắng để làm sao cho chúng em có một bài học thật hay và bổ ích. Không những thế, cô còn là người rất vui tính, cô hay nghĩ ra những trò chơi vui sau những buổi sinh hoạt lớp để cho chúng em thư giãn sau các buổi học căng thẳng. Chắc đây cũng là những kỉ niệm của tuổi học trò làm em nhớ mãi, không sao quên được.

B. Tự nhận xét

Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Giải nhanh:

Học sinh tự thực hiện

Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Giải nhanh:

Học sinh tự thực hiện


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác