Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 3: Như măng mọc thẳng (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá)

Giải dễ hiểu bài 3: Như măng mọc thẳng (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

BÀI ĐỌC 4

Câu 1: Vì sao mấy hôm trước Bé đi học sớm?

Trả lời:

Mấy hôm trước Bé đi học sớm vì phải đứng đầu làng để quan sát.

Câu 2: Bài tập làm văn của bé viết về nội dung gì?

Trả lời:

Bài tập làm văn của bé viết về cảnh người dân trong làng trồng vải thiều

Câu 3: Bé đã làm những việc gì để viết bài tập làm văn đó thật hay?

Trả lời:

Bé đã dậy sớm để quan sát, viết ròi chỉnh sửa để viết bài tập làm văn đó thật hay.

Câu 4: Ông đã khen bé như thế nào?

Trả lời:

Ông đã khen bé viết như thật

Câu 5: Tìm một số hình ảnh trong bài tập làm văn để hiểu vì sao ông khen bé như vậy?

Trả lời:

Các hình ảnh như: Buổi sáng gà hàng xóm te te gáy, con lợn trong chuồng ủn ỉn, trên mái nhà những làn khói bếp lan, mọi người tập trung ở đầu làng, các anh chị vác cuối và cồ lũ lượt đi, hoa bí nở vàng rưc rỡ, con đường bạch đàn thẳng tắp, từng đoàn người lũ lượt kéo xuống đồng.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Tìm và xếp các danh từ trong đoạn văn sau đây vào nhóm thích hợp:

Buổi sáng, gà hàng xóm te te gáy. Những con lợn trong chuồng đã ủn ỉn đòi ăn. Trên mái nhà, những làn khói bếp lan nhẹ nhàng. Mọi người tập trung ở đầu làng. Các cụ phụ lão đang trồng vải thiều dưới bãi. Hôm nay Chủ nhật, các bạn học sinh lớp 4B cũng ra đồng.

 Theo TÔ HOÀI

  • Chỉ người
  • Chỉ thời gian
  • Chỉ vật
  • Chỉ con vật

Giải nhanh:

  • Chỉ người: Mọi người, cụ phụ lão, học sinh
  • Chỉ thời gian: Buổi sáng, hôm nay, Chủ nhật
  • Chỉ vật: mái nhà, khói bếp, đầu làng, vải thiều, đồng
  • Chỉ con vật: con gà, con lợn

Câu 2: Xếp danh từ riêng trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp:

Nguyễn Hiền quê ở thôn Dương A, nay thuộc xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông nổi tiếng là thần đồng. Dưới thời vua Trẳn Thái Tông, ông đỗ trạng nguyên khi mới 12 tuổi.

  • Tên người
  • Tên địa lí 

Giải nhanh:

  • Tên người: Nguyễn Hiền, Trần Thái Tông
  • Tên địa lí: Dương A, Nam Thắng,Nam Trực, Nam Định

Câu 3: Hãy viết đoạn văn (4 - 5 câu) về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động. Chỉ ra các danh từ chung và danh từ riêng em đã sử dụng trong đoạn văn.

Trả lời:

Trong cuộc sống đã có rất nhiều tấm gương sáng như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký từ một người tàn tật liệt cả hai tay nhưng nhờ lòng quyết tâm chịu khó thầy đã vượt qua và trở thành một thầy giáo giỏi. Thầy là một người thầy mà chúng em vô cùng kính trọng và khâm phục với đôi chân ngày đêm viết ra những bài học hay và bổ ích. 

  • Danh từ chung: thầy giáo, người tàn tật
  • Danh từ riêng: Nguyễn Ngọc Ký

GÓC SÁNG TẠO

Câu 1: Mỗi học sinh chuẩn bị câu đố bí mật theo 1 trong 2 cách:

a) Viết một đoạn văn (hoặc đoạn thơ) về một người bạn chăm học, chăm làm trong lớp (giấu tên). Đố là ai?

b) Viết một đoạn văn (hoặc chép một đoạn thơ, câu đố, câu hát) về một con vật chăm chỉ (giấu tên). Đố là con gì?

Trả lời:

a) Em có thể dựa trên đặc điểm của bạn mình để viết. Tham khảo đoạn văn tả bạn sau đây: 

Bạn ấy là người bạn cùng bàn em yêu quý nhất. Bạn ấy có dáng người cao, gầy nhưng rất nhanh nhẹn. Bạn cũng là người có thành tích học tập tốt nhất lớp em. Mỗi khi có bài tập khó, Bạn ấy thường giúp em giải đáp. 

b) Đoạn thơ tả con heo: 

Eng éc đằng sau nhà

Heo nhỏ mẹ mới mua

Đôi mắt ưa nhắm híp

Cái mõm dài khó ưa!

Câu 2: Gắn câu đố bí mật lên cây hoa.

Giải nhanh:

Học sinh gắn câu đố bí mật 

Câu 3: Hái hoa và giải câu đố.

Giải nhanh:

Học sinh thực hiện 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác