Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 3: Như măng mọc thẳng (bài đọc 3, bài viết 3, trao đổi)

Giải dễ hiểu bài 3: Như măng mọc thẳng (bài đọc 3, bài viết 3, trao đổi). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

BÀI ĐỌC 3

Câu 1: Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách nào?

Trả lời:

Nhà vua tìm người nối ngôi bằng cách Nhà vua đã phát cho mỗi người dân một thúng thóc giống đã được luộc kĩ và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi báu, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.

Câu 2: Vì sao đến vụ thu hoạch, câu bé Chôm không nộp được thóc cho nhà vua?

Trả lời:

Đến vụ thu hoạch, câu bé Chôm không nộp được thóc cho nhà vua vì thóc không nảy mầm dù đã dốc công chăm sóc.

Câu 3: Vì sao mọi người đều sững sờ khi nghe Chôm nói?

Trả lời:

Vì mọi người đều không dám nói sự thật nên sững sờ khi nghe Chôm nói.

Câu 4: Nhà vua xử sự thế nào khi nghe Chôm nói?

Trả lời:

Nhà vua đỡ chú bé đứng dậy và giải thích cho Chôm vì sao thóc không nảy mầm.

Câu 5: Em có tán thành ý kiến " Trung thực là đức tính quý nhất của con người" không? Vì sao?

Trả lời:

Em có tán thành ý kiến " Trung thực là đức tính quý nhất của con người" . Vì người trung thực là người đáng quý vì họ bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình và nói dối làm hỏng việc chung. Người trung thực sẽ thích nghe nói thật, dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt, do đó sẽ làm được nhiều điều ích nước lợi dân.

BÀI VIẾT 3

Câu 1: Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài viết của cả lớp.

Giải nhanh:

Học sinh nghe nhận xét 

Câu 2: Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung đơn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Lưu ý về các lỗi thường gặp khi viết đơn:

a, Lỗi về cấu tạo

- Thiếu một phần của đơn.
- Thiếu một số mục bắt buộc ở phần đầu của đơn:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
+ Tên đơn
+ Tên người hoặc cơ quơn, tổ chức nhận đơn
- Thiếu họ, tên, chữ kí ở phần cuối của đơn.

b, Lỗi về nội dung

- Không giới thiệu đủ thông tin vắn tắt về bản thân như quy định.
- Cung cấp thông tin không chính xóc về bản thân.
- Không nói rõ nguyện vọng của bản thân.
- Không có lời hứa hoặc cam kết.

Giải nhanh:

Học sinh nghe nhận xét và tự sửa bài theo nhận xét.

Câu 3: Tự sửa bài viết của mình. 

Giải nhanh:

Học sinh tự sửa bài theo nhận xét.

Câu 4: Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

Giải nhanh:

Học sinh tự sửa bài theo nhận xét.

TRAO ĐỔI 

Chọn 1 trong hai đề sau:

1. Trình bày ý kiến của em về tính cách của các nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 3.

2. Trình bày ý kiến về biểu hiện của tính trung thực trong học tập và đời sống. 

Trả lời:

1. Tô Hiến Thành là người rất tài giỏi, quyền uy nghiêng nước, nhưng rất chính trực, liêm khiết. Ông đã đạt chữ "trung" với vua lên hàng đầu. Một bà Thái hậu khác muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, đã đem nhiều vàng ngọc đút lót vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ, nhưng ông nhất quyết không nghe. Hành động ấy của vị đại quan này vừa liêm khiết, vừa chính trực. Thật đáng kính phục ! Việc Tô Hiến Thành tiến cử quan Gián nghị đại phu Trần Trung Tá mà không tiến cử Vũ Tán Đường đã săn sóc ông, hầu hạ suốt đêm ngày bên giường bệnh cho thấy ông là một con người rất chính trực và chí công vô tư. Không vì vàng ngọc mà để mất lòng trung, không vì tình riêng mà coi nhẹ việc nước, đó là lòng chính trực của Tô Hiến Thành.

2. Mỗi lần đến trường học là tôi lại nhìn thấy 5 điều Bác Hồ dạy được treo ở tường trước cửa ra vào. Trong đó, tôi tâm đắc nhất là điều "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Thật thà chính là từ đồng nghĩa với từ trung thực. Vậy tính trung thực là gì? Đó là không nói dối, phải nói thẳng, nói thật, không được lừa dối chính bản thân mình và người khác. Người có đức tính trung thực là người ngay thẳng, thật thà, luôn được mọi người yêu mến. Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều bạn có đức tính quý báu này. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số bộ phận những người sống không có đức tính trung thực, luôn luôn đi lừa gạt người khác tiêu biểu là những kẻ ăn chơi lêu lỏng, chuyên ăn cắp vặt. Những người này đáng bị xã hội lên án và bị mọi người khinh thường. Để hạn chế việc này, nhà trường, gia đình, xã hội cần có biện pháp giáo dục và răn đe kịp thời. Tuy nhiên, có những trường hợp bất đắc dĩ khiến chúng ta không thể trung thực. Đó có thể là trường hợp của bác sĩ khi phát hiện bệnh nhận bị bệnh hiểm nghèo hoặc khả năng sống không cao, phải nói dối để bệnh nhân an tâm điều trị. Là học sinh, tôi luôn trau dồi, bồi dưỡng tính trung thực trong mình và những trường hợp cần thiết phải nói dối, tôi sẽ không ngần ngại làm điều ấy.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác