Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 4: Kho báu của em (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá)

Giải dễ hiểu bài 4: Kho báu của em (bài đọc 4, luyện từ và câu, góc sáng tạo, tự đánh giá). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM

BÀI ĐỌC 4

Câu 1: Bài thơ là lời của ai?

Trả lời:

Bài thơ là lời của người ông.

Câu 2: Nhân vật trong bài thơ nhớ những kỉ niệm gì thời đi học?

Trả lời:

Nhân vật ông trong bài thơ nhớ những kỉ niệm thời đi học:

+ Kỉ niệm ở dưới hầm kèo.

+ Hàng xoan rắc mực tím, có đạn bom.

+ Ăn khoai nướng thay cơm.

+ Đi học đội mũ rơm cầm sách đi học.

+ Tiếng mẹ ru con; tiếng gà gáy ban mai.

Câu 3: Tìm những câu thơ nói lên cảm nghĩ của nhân vật ấy đối với sách giáo khoa đầu đời.

Trả lời:

Những câu thơ nói lên cảm nghĩ của nhân vật ông đối với sách giáo khoa đầu đời:

“Bao nhiêu kiến thức ở đời

Ủ vào trang sách nuôi người lớn khôn…

…Tuổi thơ ấu đã lùi xa

Càng nâng niu sách giáo khoa đầu đời

Mong con cháu được nên người

Những trang sách lại nói lời ước mơ.”

Câu 4: Nhân vật trong bài thơ mong muốn điều gì ở con cháu?

Trả lời:

Nhân vật ông trong bài thơ mong muốn con cháu học hành và cũng yêu quý, trân trọng những cuốn sách giáo khoa. Hi vọng con cháu học được những điều bổ ích, có nhiều kỉ niệm để biết ước mơ, biết cố gắng đạt được ước mơ cho mình.

• Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Kể tên một số quyển sách em đã đọc:

a) Truyện   b) Thơ   c) Sách giáo khoa   d) Sách phổ biến kiến thức

Giải nhanh:

a) Totto-chan bên cửa sổ; Con mèo dạy hải âu bay; Doremon.

b) Thơ hay Bài ca Trái đấtGóc sân và khoảng trời.

c) Sách giáo khoa Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội.

d) Hành trình vào tâm Trái đất; 365 thí nghiệm khoa học.

Câu 2: Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp:

hay, thú vị, đọc sách, mượn sách, trưng bày sách, giới thiệu sách,

hấp dẫn, bảo quản sách, phân loại sách, trả sách, bổ ích, cho mượn sách

Hoạt động của thư viện

Hoạt động của em ở thư viện

Nhận xét của em về sách

Giải nhanh:

Hoạt động của thư viện

Hoạt động của em
ở thư viện

Nhận xét của em về sách

trưng bày sách, giới thiệu sách, bảo quản sách, phân loại sách, cho mượn sách.

đọc sách, mượn sách, trả sách.

hay, thú vị, hấp dẫn, bổ ích.

 

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) kể chuyện em đến đọc sách (hoặc mượn sách, trả sách) ở thư viện.

Trả lời:

Thư viện của trường em rất rộng rãi, nằm ở góc sân trường. Một lần, em có cùng rủ bạn tới thư viện để mượn một vài cuốn truyện thiếu nhi. Vì em từng nghe bạn kể, có rất nhiều đầu truyện mà em đang đón đọc, mà lại không có đủ tiền để tự mua được. Quả thực, thư viện có vô vàn là sách: sách xếp gọn nơi này, sách bày trí chỗ kia, chỗ khác thì có mấy cuốn hơi ngổn ngang vì chưa kịp dọn… Không gian này làm em thật mê đắm!

GÓC SÁNG TẠO

Câu 1: Mỗi tổ trưng bày ở một bàn:

– Những quyển sách từ tủ sách của học sinh trong tổ.

– Các bài viết của học sinh trong tổ từ đầu năm học (bài tập làm văn, bài thơ, nhật kí,...) đóng thành quyển sách.

BÀI 4: KHO BÁU CỦA EM

Giải nhanh:

Em cùng các bạn trong tổ mình thu thập các cuốn sách, bài viết của các thành viên trong tổ, sắp xếp thành từng loại rồi bày trí.

Câu 2: Các tổ cử người thuyết trình về gian sách (bàn sách) của tổ mình.

Giải nhanh:

Tổ của em cử người thuyết trình.

Câu 3: Kể chuyện, đọc thơ hoặc biểu diễn văn nghệ.

Giải nhanh:

Kể một câu chuyện, bài thơ có trong các cuốn sách của tổ trưng bày; hoặc biểu diễn tiết mục văn nghệ với tổ mình.

TỰ ĐÁNH GIÁ

A. Đọc và làm bài tập

Câu 1: Bạn nhỏ cần tìm loại truyện cổ tích nào? Tìm ý đúng:

a) Truyện về tài trí và sức khoẻ của con người.

b) Truyện về nguồn gốc của các con vật.

c) Truyện về nguồn gốc của các đồ vật.

d) Truyện về đất nước Việt Nam.

Trả lời:

Ý đúng là:

d) Truyện về đất nước Việt Nam.

Câu 2: Bạn nhỏ tìm truyện trong sách bằng cách nào? Tìm ý đúng:

a) Đọc tên truyện ở từng trang sách.

b) Đọc từng truyện trong sách.

c) Đọc mục lục sách.

d) Nhờ mẹ tìm giúp.

Trả lời:

Ý đúng là:

c) Đọc mục lục sách.

Câu 3: Dấu ngoặc kép trong câu chuyện trên được dùng làm gì? Tìm các ý đúng:

a) Dùng để đánh dấu tên sách.

b) Dũng để đánh dấu tên mục trong sách.

c) Dùng để đánh dấu số thứ tự của trang sách.

d) Dùng để đánh dấu lời nói của nhân vật.

Trả lời:

a) Dùng để đánh dấu tên sách.

Câu 4: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Viết lại đoạn mở bài tả cây cối mà em đã viết ở tuần trước cho hay hơn.

b) Viết lại đoạn kết bài tả cây cối mà em đã viết ở tuần trước cho hay hơn.

Trả lời:

a) Viết lại đoạn mở bài tả cây cối mà em đã viết ở tuần trước cho hay hơn.

Phải vì một lí do mà người con gái, người mẹ của chúng ta lại yêu mến những bông hoa đến vậy. Hoa đem lại cảm giác nhẹ nhàng, thư thái từ dinh dưỡng lòng đất hoá thành những bông hoa. Hoa mười giờ là một loài hoa gây mê đắm, cuốn lấy con người ta như vậy.

b) Viết lại đoạn kết bài tả cây cối mà em đã viết ở tuần trước cho hay hơn.

     Tôi yêu hoa mười giờ

     Màu tím hồng nho nhỏ

     Trong giờ chơi học trò

     Nắng bừng lên rạng rỡ

Khi cuộc sống bận rộn, ta bỗng chợt tìm về những thứ nhỏ nhoi và đáng yêu như hoa mười giờ. Trong cuộc sống tất bật, ta sẽ cần những lúc lắng xuống, bé tí lại để nhìn ngắm những thứ nhỏ bé, đẹp xinh. Dù cao lớn lênh khênh hay thấp sát mặt đất, hoa mười giờ vẫn luôn bền bỉ, kiên cường và đúng giờ!

B. Tự nhận xét

Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Giải nhanh:

Em tự nhận xét bài của mình.

Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Giải nhanh:

Em xem các phần cấu tạo của một bài văn tả cây cối. Sau khi tự sửa bài, em có thể nhờ thầy cô theo dõi, góp ý.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác