Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 3: Như măng mọc thẳng (bài đọc 2, luyện từ và câu, bài viết 2)
Giải dễ hiểu bài 3: Như măng mọc thẳng (bài đọc 2, luyện từ và câu, bài viết 2). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG
BÀI ĐỌC 2
Câu 1: Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế nào trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông?
Trả lời:
Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua là ông đã làm đúng di chiếu của vua, không nhận sự đút lót vàng bạc.
Câu 2: Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào?
Trả lời:
Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông nếu ông mất thì ai sẽ là người thay ông. Ông đã đề nghị gián nghị đại phu Trần Trung Tá.
Câu 3: Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi biết sự lựa chọn của Tô Hiến Thành?
Trả lời:
Thái hậu ngạc nhiên khi biết sự lựa chọn của Tô Hiến Thành vì Vũ Tán Đường hết lòng vì ông nhưng ông không tiến cử.
Câu 4: Tô Hiến Thành giải thích như thế nào về sự lựa chọn của mình?
Trả lời:
Tô Hiến Thành giải thích nếu cần người hầu hạ giỏi thì cử Vũ Tán Đường còn người tài ba giúp nước thì cử Trần Trung Tá.
Câu 5: Qua lời gỉai thích của Tô Hiến Thành, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông?
Trả lời:
Qua lời gỉai thích của Tô Hiến Thành, em có suy nghĩ ông là người rất chính trực, ngay thẳng, không đặt lợi ích cá nhân lên lợi ích quốc gia.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Nhận xét
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi
ÔNG TRỜI BẬT LỬA
( ĐỖ XUÂN THANH - SGK Tiếng việt 4 tập 1 Cánh diều trang 40)
Câu 1: Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?
Trả lời:
Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ: Chị, ông
Câu 2: Các sự vật trên và trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?
Trả lời:
Các sự vật trên và trăng sao, đất được tả bằng những từ ngữ: kéo, trốn, nóng lòng, hả hê, vỗ tay cười, lòe chói mắt, bật lửa.
Câu 3: Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?
Trả lời:
Câu thơ: " Xuống đi nào, mưa ơi!" cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người.
III. Luyện tập
Câu 1: Tìm biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ sau:
Đứng đâu là cao đấy
Mà chẳng che lấp ai
Dáng khiêm nhường mảnh khảnh
Da bạc thếch thàng ngày.
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
ĐẶNG HẤN
Giải nhanh:
Nhân hóa cây Cau giống như con người: Chẳng che lấp ai, da bạc thếch thàng ngày, tấm lòng thơm thảo.
Câu 2: Biện pháp nhân hóa trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?
Giải nhanh:
Miêu tả cây cau cũng giống như con người, có tình cảm và cảm xúc, tô đậm lên đặc điểm của cây cau.
Câu 3: Viết 1-2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối hình ảnh nhân hóa.
Giải nhanh:
Cây bàng rất buồn vì không còn được chứng kiến lũ trẻ chơi đùa hàng ngày.
BÀI VIẾT 2
Câu 1: Đọc lại và tóm tắt bài văn Cây si theo bảng sau:
Bố cục | Ý chính của đoạn | Nội dung |
Mở bài | Giới thiệu về cây si | |
Thân bài | Miêu tả các bộ phận của cây si | Rễ si: |
Lá si: | ||
Kết bài | Nêu lên cảm nghĩ về cây si |
Trả lời:
Bố cục | Ý chính của đoạn | Nội dung |
Mở bài | Giới thiệu về cây si | Cây si luôn già hơn những cây khác, ,từ cây si cổ thụ ở đầu làng đến cây si bé trong hòn non bộ của ông. |
Thân bài | Miêu tả các bộ phận của cây si | Rễ si: làm thành bộ “ râu” độc đáo của si, rậm và dài. Những ngày sắp hoặc sau mưa, cây si già thêm vì râu cứ trắng ra. Rễ si lúc nào cũng lòa xòa. |
Lá si: nhỏ nhưng nhiều nên cho bóng mát. Lá si không bao giờ rụng hàng loạt và xanh lá quanh năm. | ||
Kết bài | Nêu lên cảm nghĩ về cây si | Lá si tặng con người bóng mát, chòm râu để trẻ ngắm mà nhớ đến ông nội, ông ngoại, những người già luôn yêu quý các em. |
Câu 2: Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa ( hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây lương thực, cây cảnh) mà em yêu thích.
Trả lời:
Cây nhãn
- Thân cây: cây nhãn thân gỗ, không quá to, lớp vỏ có màu nâu sẫm, sẫn sùi, từ gốc cây đến ngọn cây cao chừng 3 mét.
- Cành cây: Cây vải có nhiều cành lớn, mỗi cành tỏa ra một hướng tạo thành một chiếc ô tròn tỏa bóng mát.
- Lá cây: xếp đều đặn hai bên cuống lá chung, mặt lá màu xanh đậm, lưng lá màu xanh nhạt, gân chính và gân phụ nổi rõ rệt
- Hoa nhãn: mọc từng chùm màu trắng, cánh hoa li ti
- Qủa nhãn: màu sạm, tròn, thịt quả nhãn màu trắng đục, ngọt thơm, bên trong có một hạt lớn màu đen…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận