Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 8: Người ta là hoa đất (bài đọc 1, bài viết 1, trao đổi)

Giải dễ hiểu bài 8: Người ta là hoa đất (bài đọc 1, bài viết 1, trao đổi). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 8: NGƯỜI TA LÀ HOA ĐẤT

CHIA SẺ

Câu 1: Em hiểu câu “Người ta là hoa đất.” như thế nào?

Gợi ý

a) Con người là những bông hoa của Trái Đất.

b) Con người là vốn quý của đất trời.

c) Ý kiến khác (nêu ý kiến đó).

Giải nhanh:

  1.  

Câu 2: Vì sao con người được ca ngợi như vậy?

Gợi ý

a) Vì con người rất đẹp.

b) Vì con người rất có tài.

c) Vì con người biết làm đẹp Trái Đất.

d) Ý kiến khác (nêu ý kiến đó).

Giải nhanh:

Vì với những tài năng, sự sáng tạo của con người, con người đã làm Trái Đất phát triển, làm đẹp cho Trái Đất. Con người như những “bông hoa” cho Trái Đất thêm xinh.

BÀI ĐỌC 1

Câu 1: Tìm những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường.

Trả lời:

Những chi tiết trong đoạn 1 cho thấy Yết Kiêu có tài bơi lặn phi thường:

+ Mỗi lần ông lặn xuống biển, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền

+ Nhiều khi ông sống ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên

Câu 2: Theo em, vì sao tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thường như vậy?

Trả lời:

Tác giả tưởng tượng Yết Kiêu có tài năng phi thường như vậy vì tác giả ngưỡng mộ tài năng của Yết Kiêu, ví ông với những cách miêu tả như vậy thì mới xứng với tài năng của ông được.

Câu 3: Yết Kiêu dùng cách nào để đánh giặc?

Trả lời:

Yết Kiêu đánh giặc bằng cách dùng dũi sắt để đục thủng tàu của giặc đắm.

Câu 4: Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan như thế nào?

Trả lời:

Khi bị giặc tra khảo, Yết Kiêu đã thể hiện dũng khí và sự khôn ngoan bằng cách nói khống với quân giặc về tài lặn nước của người nước Nam ta. Số người lặn giỏi một trăm chiếc tàu địch chở cũng không hết.

Câu 5: Hãy nêu cảm nghĩ của em về ông Yết Kiêu.

Trả lời:

Ông Yết Kiêu là người có tài năng lặn nước, tài ứng đối phi thường. Không chỉ có tài, người biết đối đáp như Yết Kiêu đã giúp cho nước ta có thêm niềm tin về chiến thắng trong các trận chiến quân thù.

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO

Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con người.

− 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Trả lời:

* Câu chuyện “Trạng Lường cân voi”:

Một lần sứ nhà Thanh là Chu Hy sang nước ta, vua Thánh Tông sai Lương Thế Vinh ra tiếp. Hy nghe đồn Lương Thế Vinh không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông cả toán học nên mới hỏi:

- Có phải ông làm sách Đại thành toán pháp, định thước đo ruộng đất, chế ra bàn tính của nước Nam đó không?

Lương Thế Vinh đáp:

- Dạ, đúng thế!

Nhân có con voi rất to đang kéo gỗ trên sông, Chu Hy bảo:

- Trạng thử cân xem con voi kia nặng bao nhiêu!

- Xin vâng!

Dứt lời, Vinh xăm xăm cầm cân đi cân voi.

- Tôi xem chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con voi đấy! - Hy cười nói.

- Thì chia nhỏ voi ra! Vinh thản nhiên trả lời!

- Ông định mổ thịt voi à? Cho tôi xin một miếng gan nhé!

Lương Thế Vinh tỉnh khô không đáp. Đến bến sông, trạng chỉ chiếc thuyền bỏ không, sai lính dắt voi xuống. Thuyền đang nổi, do voi nặng nên đầm sâu xuống. Lương Thế Vinh cho lính lội xuống đánh dấu mép nước bên thuyền rồi dắt voi lên. Kế đó trạng ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, thuyền lại đầm xuống dần cho tới đúng dấu cũ thì ngưng đổ đá.

Thế rồi trạng bắc cân lên cân đá. Trạng cho bảo sứ nhà Thanh:

- Ông ra mà xem cân voi!

Sứ Tàu trông thấy cả sợ, nhưng vẫn tỏ ra bình tĩnh coi thường. Khi xong việc, Hy nói:

- Ông thật là giỏi! Tiếng đồn quả không ngoa! Ông đã cân được voi to, vậy ông có thể đo được tờ giấy này dày bao nhiêu không?

Sứ nói rồi xé một tờ giấy bản rất mỏng từ một cuốn sách dày đưa cho Lương Thế Vinh, Hy lại đưa luôn một chiếc thước.

Giấy thì mỏng mà li chia ở thước lại quá thô, Vinh nghĩ giây lát rồi nói:

- Ngài cho tôi mượn cuốn sách!

- Sứ đưa ngay sách cho Lương Thế Vinh với vẻ không tin tưởng lắm.

Lương Thế Vinh lấy thước đo cuốn sách, tính nhẩm một lát rồi nói bề dày tờ giấy.

Kết quả rất khớp với con số đã viết sẵn ở nhà. Nhưng sứ chưa tin tài Lương Thế Vinh, cho là ông đoán mò. Khi nghe Vinh nói việc đo này rất dễ, chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả thì sứ ngửa mặt lên trời than:

"Danh đồn quả không sai. Nước Nam quả có lắm người tài!"

Lương Thế Vinh quả là kỳ tài! Ông nghĩ ra cách cân đo tài tình ngay cả trong lúc bất ngờ, cần ứng phó nhanh chóng. Gặp vật to thì ông chia nhỏ, gặp vật nhỏ thì ông gộp lại. Phải chăng ý tưởng của Lương Thế Vinh chính là mầm mống của phép tính vi phân (chia nhỏ) và tích phân (gộp lại) mà ngày nay là những công cụ không thể thiếu được của toán học hiện đại.

* Bài thơ “Yêu nước”

Dân ta yêu nước nồng nàn

Sẵn sàng gánh vác giang san Tiên Rồng

Cho dù tuôn đổ máu hồng

Giữ gìn độc lập non sông vững bền.

 

Biết bao chiến tích tạo nên

Góp phần công sức luyện rèn thép gang

Đẹp thay dáng đứng hiên ngang

Không hề khuất phục chẳng màng lợi danh.

 

Việt Nam đất nước hùng anh

Bước vào xây dựng đấu tranh ngặt nghèo

Gian nan lội suối trèo đèo

Giữ gìn tâm sáng chống chèo vượt qua.

 

Nhớ lời ru mẹ thiết tha

Bao lần cơ cực xót xa nhọc nhằn

Mong sao con cháu nên thân

Sánh vai cường quốc nghĩa nhân vẹn gìn.

(Phan Thị Hạnh)

Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).

– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

Trả lời:

Tên bài đọc: Trạng Lường cân voi.

Nội dung chính của bài đọc: Trạng Lường được sứ giả nhà Thanh thách cân được voi. Trạng Lường với tài toán học đã tìm ra cách cân được số cân nặng của voi. Làm cho sứ giả nhà Thanh bái phục người tài nước Nam.

Cảm nghĩ của em: Trạng Lường là người có tài, đối ứng như thần, giúp cho sứ giả nhà Thanh bái phục trước tài cán tưởng như không ai làm được.

BÀI VIẾT 1

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thuỷ chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu" ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc.

LÊ HOÀNG

a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?

b) Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?

Giải nhanh:

a) Giới thiệu câu chuyện, vấn đề mà em yêu thích, muốn miêu tả, kể tả.

b) 

+ Tài năng của Yết Kiêu là bơi lội.

+ Những chiến công đánh giặc của ông.

+ Sự gan dạ, mưu trí của Yết Kiêu khi bị giặc bắt tra khảo.

+ Bài học và ý nghĩa từ hình ảnh ông Yết Kiêu.

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm một câu chuyện em thích trong sách giáo khoa “Tiếng Việt 4, tập một" về người có tài.

Giải nhanh:

Câu chuyện: “Những hạt thóc giống”.

 

Câu 2: Giải thích với bạn vì sao em thích câu chuyện đó.

Giải nhanh:

Vì chú bé dám khai sự thật, được vua mến mộ và phong làm người nối ngôi. Nếu là em, em khó có thể có lòng gan dạ, thật thà đến như vậy khi bị doạ sẽ bị xử phạt vì không gieo được thóc.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác