Dễ hiểu giải Tiếng Việt 4 cánh diều bài 5: Ôn tập giữa học kì I

Giải dễ hiểu bài 5: Ôn tập giữa học kì I. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Tiếng Việt 4 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 1

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

Câu 1: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 80 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

Giải nhanh:

Em đọc một đoạn văn hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 tập 1.

B. Đọc và làm bài tập

Câu 1 : Tìm trong bài đọc trên các danh từ:

a) Chỉ các loại rau.

b) Chỉ các bộ phận của cây rau.

c) Chỉ các vật có thể dùng để trồng rau.

Trả lời:

a) Danh từ chỉ các loại rau: hành, tỏi, cải thìa, cần tây, rau mùi.

b) Danh từ chỉ các bộ phận của cây rau: gốc cây rau, rễ, chồi non.

c) Danh từ chỉ các vật có thể dùng để trồng rau: li, bình, vỏ hộp, chậu nhỏ, nước, chậu, đất, hạt giống.

Câu 2: Trong bài đọc trên, các dấu gạch ngang có tác dụng gì?

Trả lời:

Các dấu gạch ngang có tác dụng đánh dấu các bước, các phần tách biệt từng thực hiện để trồng cây rau mà không cần mua hạt giống.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn về một cây rau (hoặc món ăn) em thích. Gạch dưới một danh từ trong đoạn văn đó.

Trả lời:

Trong vườn nhà bà em lại trồng những cây bắp cải xanh thật nhiều. Những cây bắp cải xanh này cũng thật dễ gặp ở ngoài chợ trong các quầy hàng, các giỏ hàng của các cô bán rau thì phần nhiều có những cây bắp cải xanh này. Tất cả các cây bắp cải dường như nó có các lớp lá mỏng cuộn chặt, đầu tròn, cầm chắc tay và ai ai cũng rất dễ ăn loại bắp cải này. Thế rồi những các lớp lá bên ngoài có màu từ xanh nhạt đến xanh đậm, quan sát kỹ hơn em như lại còn những lớp lá bên trong lại có màu trắng và xanh nhạt. Thật thú vị biết bao nhiêu em như thấy được rau bắp cải xanh có vị dịu và mát.

TIẾT 2

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Đọc và làm bài tập

Câu 1: Tìm các danh từ riêng trong đoạn văn trên.

Giải nhanh:

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, sông Nhuệ, Lụa Hà Đông.

Câu 2: Tìm nghĩa ở bên B phù hợp với mỗi từ ở bên A:

BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Giải nhanh:

BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Câu 3: Chép lại câu sau, viết hoa các danh từ riêng:

đà lạt là thành phố thuộc tỉnh lâm đồng, nằm trên cao nguyên lâm viên, thuộc khu vực tây nguyên của việt nam.

Giải nhanh:

Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.

TIẾT 3

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Đọc và làm bài tập

Câu 1: Tìm các dấu ngoặc kép trong đoạn văn trên.

Trả lời:

Các dấu ngoặc kép trong đoạn văn trên: “Những mảnh ghép cảm xúc", “Chú khủng long tốt bụng".

Câu 2: Các dấu ngoặc kép trong đoạn văn trên được dùng làm gì?

Trả lời:

Các dấu ngoặc kép trong đoạn văn trên được dùng để ghi tên các bộ phim.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về những bộ phim hoạt hình mà em đã xem, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép.

Trả lời:

Em đã xem rất nhiều bộ phim hoạt hình hấp dẫn và thú vị. Trong số đó, có những bộ phim quen thuộc như "Công chúa tóc mây" với cô công chúa xinh đẹp Rapunzel và anh chàng Flynn Rider phiêu lưu trong thế giới kỳ diệu. Tiếp theo là bộ phim "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” với câu chuyện cổ tích đầy màu sắc và tráng lệ về nàng công chúa tốt bụng và bảy chú lùn đáng yêu. Bên cạnh đó, "Liên minh Công lý" là bộ phim hành động với các siêu anh hùng nổi tiếng như Siêu nhân, Người Dơi, Wonder Woman, và Aquaman, đoàn tụ để bảo vệ trái đất khỏi những thế lực đen tối. Những bộ phim này đã mang lại cho em những giây phút thư giãn và hứng thú không thể nào quên.

TIẾT 4

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Nghe – viết

Nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn quê ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Lê Quý Đôn đã để lại cho đời nhiều bộ sách quý. Ông là người Việt Nam đầu tiên biết đến lí thuyết Trái Đất tròn gồm bốn châu Á, Âu, Phi, Mỹ và là người sớm nhất lưu ý đến khoa học tự nhiên, khoa học vũ trụ. Ông là nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

Theo VĂN LANG

Trả lời:

Em nghe thầy cô đọc và nghe viết.

TIẾT 5

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Luyện tập nghe và nói

Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện sau:

a) Nhà vua gặp cậu bé ở đâu? Cậu bé đang làm gì?

b) Vua khuyên cậu bé làm gì? Cậu bé trả lời thế nào?

c) Khi nghe nhà vua than thở củi khô bị bỏ phí, cậu bé đã nói gì?

d) Khi cậu bé được đưa vào hoàng cung, vua khen cậu bé thế nào?

e) Nhà vua đã thay đổi lệnh cấm của mình như thế nào?

Trả lời:

Em kể lại câu chuyện như được gợi ý.

Câu 2: Trao đổi về câu chuyện:

a) Cậu bé là người như thế nào?

b) Những chi tiết nào thể hiện tính cách tốt đẹp của cậu bé?

c) Việc làm của cậu bé đã ảnh hưởng tới nhà vua như thế nào?

d) Qua câu chuyện, em rút ra được điều gì?

Cách trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Trả lời:

Em nghe câu chuyện của thầy cô và trả lời câu hỏi

TIẾT 6

Câu 1: Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài đọc cho biết mọi người trong làng đều đi làm nương? Tìm các ý đúng:

a) Cả làng đều đi làm nương.

b) Trên nương, mỗi người một việc.

c) Trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh.

d) Con ngựa đeo tất cả đồ đạc và nông cụ trên lưng.

Trả lời:

Các ý đúng là:

a) Cả làng đều đi làm nương.

c) Trên sàn, dưới đất mọi nhà đều vắng tanh.

Câu 2: Những chi tiết nào trong bài đọc cho thấy cảnh làm nương diễn ra ở miền núi? Tìm các ý đúng:

a) Nương xa, nhiều khi lên tận ngọn suối.

b) Người lớn đánh trâu ra cày.

c) Mấy chú bé tìm chỗ bắc bếp thổi cơm ở ven suối.

d) Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô

Trả lời:

Các ý đúng là:

a) Nương xa, nhiều khi lên tận ngọn suối.

c) Mấy chú bé tìm chỗ bắc bếp thổi cơm ở ven suối.

Câu 3: Trên nương, mỗi người làm gì? Hoàn thành bảng sau vào vở

BÀI 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Giải nhanh:

Em hoàn thành bảng vào vở.

Câu 4: Tìm danh từ trong các câu sau:

Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra cày. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá.

Giải nhanh:

nương, người, việc, trâu, cày, cụ già, cỏ, lá.

Câu 5: Qua câu cuối bài đọc, chúng ta thấy được điều gì? Tìm ý đúng:

a) Thời tiết lạnh giá ở rừng núi khi màn đêm buông xuống.

b) Tình cảm gắn bó, thân thiết giữa mọi người trong gia đình, làng xóm.

c) Cảnh lao động hăng say của mọi người trong gia đình, làng xóm.

d) Cảnh vắng vẻ ở bản làng trong mùa đi làm nương.

Trả lời:

Ý đúng là:

b) Tình cảm gắn bó, thân thiết giữa mọi người trong gia đình, làng xóm.

TIẾT 7

Câu 1: Làm đơn xin nghỉ buổi sinh hoạt ngoại khoá vì lí do sức khoẻ.

Giải nhanh:

Em điền tiếp các thông tin của bản thân vào chỗ chấm theo mẫu đơn sau:

Trường Tiểu học …………….    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  Lớp 4…               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  ---------------                   ---------------

ĐƠN XIN NGHỈ BUỔI SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ

Kính gửi: Thầy/ cô …………………………………

     Là giáo viên chủ nhiệm lớp 4 ……

Em tên là: …………………………………..

Ngày sinh: ……………………….

Là học sinh lớp 4 …….., Trường Tiểu học …………………………………

Em làm đơn này xin phép thầy, cô cho em được nghỉ buổi tham gia sinh hoạt ngoại khoá vào ngày …… tháng …… năm …….. với lí do như sau:

Do sức khoẻ của em hiện không được tốt, bác sĩ có dặn em nên dành thời gian nghỉ ngơi, không vận động quá sức để ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Em đã xin phép bố mẹ và làm đơn gửi tới thầy, cô.

Em kính mong được thầy, cô cho phép em vắng mặt trong buổi sinh hoạt ngoại khoá tới đây.

Em xin chân thành cảm ơn.

  XÁC NHẬN                     NGƯỜI LÀM ĐƠN

  CỦA PHỤ HUYNH                    HỌC SINH

  (Kí và ghi rõ họ tên)                 (Kí và ghi rõ họ tên)

 

Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở Bài 4.

Trả lời:

Cậu bé Uy-li-am trong câu chuyện" Người thu gió " phải sống trong cảnh nghèo đói và thiếu thốn. Bỏ học năm mười bốn tuổi vì không có tiền đóng học phí, nhưng cậu đã bất chấp sự nghèo khổ, thiếu thốn cùng với sự ham học hỏi của mình nên Uy-li-am có mới thể tự chế tạo ra chiếc máy điện gió thủ công. Nhờ sự chăm chỉ, cần cù cùng với lòng hiếu học của Uy-li-am mà cậu đã lọt vào danh sách người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Uy-li-am là tấm gương sáng cho không chỉ sinh viên ở các trường đại học mà mọi người đều cần phải noi theo.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác