Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 6 Nếu chúng mình có phép lạ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 6 Nếu chúng mình có phép lạ - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của bài Nếu chúng mình có phép lạ là ai?

  • A. Định Hải.
  • B. Khánh Nguyên.
  • C. Phạm Đình Ân.
  • D. Tố Hữu.

Câu 2: Bài thơ gồm có mấy khổ thơ?

  • A. 2 khổ.
  • B. 3 khổ.
  • C. 4 khổ.
  • D. 5 khổ.

Câu 3: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?

  • A. Hái triệu vì sao xuống cùng.
  • B. Nếu chúng mình có phép lạ.
  • C. Ngủ dậy thành người lớn ngay.
  • D. Mãi mãi không còn mùa đông.

Câu 4: Khổ thơ sau nói lên điều ước gì của bạn nhỏ?

Nếu chúng mình có phép lạ

Bắt hạt giống nảy mầm nhanh

Chớp mắt thành cây đầy quả

Tha hồ hái chén ngọt lành.

  • A. Ước trái đất không còn chiến tranh.
  • B. Ước muốn cây mau lớn, trĩu quả.
  • C. Ước mình trở thành người lớn để làm việc.
  • D. Ước trái đất không còn mùa đông lạnh giá.

Câu 5: Khổ thơ sau nói lên ước muốn gì của bạn nhỏ?

Nếu chúng mình có phép lạ

Ngủ dậy thành người lớn ngay

Đứa thì lặn xuống đáy biển

Đứa thì ngồi lái máy bay.

  • A. Ước muốn không còn mùa đông.
  • B. Ước muốn cây cối mau lớn, trĩu quả.
  • C. Ước muốn trở thành người lớn để làm việc.
  • D. Ước muốn thế giới mãi mãi không có chiến tranh.

Câu 6: Khổ thơ sau nói lên ước muốn gì của bạn nhỏ?

Nếu chúng mình có phép lạ

Hái triệu vì sao xuống cùng

Đúc thành ông mặt trời mới

Mãi mãi không còn mùa đông.

  • A. Ước muốn không còn mùa đông lạnh giá.
  • B. Ước muốn thế giới không có chiến tranh.
  • C. Ước muốn trở thành người lớn để làm việc.
  • D. Ước muốn cây cối mau lớn, trĩu quả.

Câu 7: Khổ thơ sau nói lên ước muốn gì của bạn nhỏ?

Nếu chúng mình có phép lạ

Hóa trái bom thành trái ngon

Trong ruột không còn thuốc nổ

Chỉ toàn kẹo với bi tròn.

  • A. Ước muốn cây cối mau lớn, trĩu quả.
  • B. Ước muốn thế giới không có chiến tranh.
  • C. Ước muốn trở thành người lớn để làm việc.
  • D. Ước muốn không có mùa đông lạnh giá.

Câu 8: Điều nào dưới đây không xuất hiện trong những ước mơ của các bạn nhỏ?

  • A. Ước muốn không có chiến tranh.
  • B. Ước muốn trở thành người lớn.
  • C. Ước muốn trở thành siêu nhân.
  • D. Ước muốn cây cối mau lớn, trĩu hạt.

Câu 9: Bom là gì?

  • A. Vũ khí, vỏ bằng kim loại, chứa khí độc bên trong.
  • B. Vũ khí, vỏ bằng kim loại, chứa chất nổ gây sát thương, thường do máy bay thả xuống.
  • C. Chất gây cháy nổ.
  • D. Vũ khí gây cháy nổ.

Câu 10: Đúc nghĩa là gì?

  • A. Chế tạo bằng cách đổ vật liệu nóng chảy vào khuôn, để cho rắn cứng lại.
  • B. Rèn qua lửa.
  • C. Đóng hộp.
  • D. Hơ qua lửa.

Câu 11: Việc lặp đi lặp lại nhiều lần một câu thơ trong bài nói lên điều gì?

  • A. Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
  • B. Việc lặp lại nó chỉ là ngẫu nhiên, không có ý nghĩa gì cả.
  • C. Cho thấy hiện thực phũ phàng là không hề có phép lạ.
  • D. Nó giống như một câu thần chú sẽ biến những điều ước ấy thành sự thật.

Câu 12: Câu Mãi mãi không còn mùa đông được hiểu như thế nào?

  • A. Ước mong cây cối mau lớn, sai trĩu quả.
  • B. Ước không có chiến tranh, bom đạn, đổ máu.
  • C. Ước không có thiên tai, thảm họa khắc nghiệt.
  • D. Ước trở thành người lớn để làm việc.

Câu 13: Câu Hóa trái bom thành trái ngon được hiểu như thế nào?

  • A. Ước muốn thay đổi được nhiều thứ trong đời.
  • B. Ước muốn biến mọi thứ thành đồ ăn ngon.
  • C. Ước thời tiết dễ chịu hơn, không còn thiên tai, bão lũ khắc nghiệt.
  • D. Ước cho nhân loại không còn bom đạn và chiến tranh.

Câu 14: Ước mơ vừa ngủ dậy đã lớn ngay thể hiện điều gì?

  • A. Mong muốn khám phá đại dương, chiếm lĩnh bầu trời.
  • B. Khát khao trở thành người lớn nhanh chóng.
  • C. Cho thấy các bạn nhỏ không thích làm trẻ con.
  • D. Các bạn nhỏ muốn lớn thật nhanh.

Câu 15: Ý nghĩa của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ?

  • A. Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
  • B. Bài thơ nhẹ nhàng cho thấy được tâm hồn trẻ thơ ngây thơ, non nớt cần được che chở, bảo bọc nhiều hơn nữa.
  • C. Bài thơ cho thấy những nỗi băn khoăn, sầu lo của người lớn, đôi khi mệt mỏi quá họ muốn trở về là những đứa trẻ còn chưa lớn để mơ mộng những điều xa xăm.
  • D. Bài thơ là nỗi lo lắng, băn khoăn của các bạn nhỏ trước những vấn nạn của thế giới ngày hôm nay.

Câu 16: Bài đọc Nếu chúng mình có phép lạ muốn nói điều gì với chúng ta?

  • A. Ước muốn của trẻ thơ rất đơn thuần mà lại còn đẹp đẽ.
  • B. Thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu chúng ta có phép lạ.
  • C. Trẻ con thì được phép mơ mộng.
  • D. Trẻ con thường mơ mộng về những điều xa xăm.

Câu 17: Câu Đúc thành ông mặt trời mới sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • A. So sánh.
  • B. Nhân hóa.
  • C. Lặp từ.
  • D. Hoán dụ.

Câu 18: Đâu là động từ trong câu Đứa thì lặn xuống đáy biển?

  • A. Đứa.
  • B. Lặn xuống.
  • C. Đáy biển.
  • D. Thì.

Câu 19: Bài thơ nào dưới đây cũng nói về những ước mơ của trẻ nhỏ?

  • A. Bốn mùa mơ ước.
  • B. Thi nhạc.
  • C. Tập làm văn.
  • D. Điều kì diệu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác