Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 10 Ôn tập cuối học kì I

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 10 Ôn tập cuối học kì I - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

BÁNH KHÚC

Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.

Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.

Câu 1: Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?

  • A. Cuối năm.
  • B. Giữa năm.
  • C. Đầu năm, tiết trời mát mẻ.
  • D. Cuối mùa đông.

Câu 2: Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?

  • A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp.
  • B. Rau diếp, bột nếp.
  • C. Lá gai, bột nếp.
  • D. Lá chuối khô, bột ngô.

Câu 3: Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?

  • A. Thơm, có màu trắng.
  • B. Sánh như nước, màu xanh nhạt.
  • C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc.
  • D. Thơm, có màu xanh, nhớt.

Câu 4: Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?

  • A. Rau khúc hái về, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn.
  • B. Rau khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn.
  • C. Rau khúc hái về, nhặt bỏ cọng già, luộc chín.
  • D Rau khúc hái về, cho vào cối giã nhuyễn, cô lại thành viên.

Câu 5: Xác định chủ ngữ của câu sau?

Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.

  • A. Vào những ngày đầu năm.
  • B. Tiết trời ấm áp.
  • C. Trên những thửa ruộng.
  • D. Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang.

Câu 6: Tìm danh từ trong câu đã cho dưới đây?

Thuận quét luôn nửa sân bên kia.

  • A. Thuận.
  • B. Quét.
  • C. Sân.
  • D. Cả A và C.

Câu 7: Câu văn sau có mấy tính từ?

Tôi thấy hoa nở trên cánh đồng xanh.

  • A. 4 từ.
  • B. 3 từ.
  • C. 2 từ.
  • D. 1 từ.

Câu 8: Câu dưới đây có bao nhiêu danh từ riêng?

Làng lụa Vạn Phúc (hay làng lụa Hà Đông), nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 ki-lô-mét.

  • A. 2 từ.
  • B. 3 từ.
  • C. 4 từ.
  • D. 5 từ.

Câu 9: Tìm động từ trong câu sau?

Bác Hồ gửi tặng bệnh viện năm thùng đường và năm chai mật ong.

  • A. Bác Hồ.
  • B. Bệnh viện.
  • C. Gửi tặng.
  • D. Năm thùng đường.

Câu 10: Câu sau có bao nhiêu động từ?

Các bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải.

  • A. 1 từ.
  • B. 2 từ.
  • C. 3 từ.
  • D. 4 từ.

Câu 11: Dấu ngoặc kép trong câu dưới đây được dùng làm gì?

Vừa chia tay với “Những mảnh ghép cảm xúc”, khán giả nhí lại sắp được thết đãi một bộ phim tuyệt vời khác của xưởng phim hoạt hình Pi-xa có tên là “Chú khủng long tốt bụng”.

  • A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
  • C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
  • D. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn trong câu văn.

Câu 12: Xác định công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong đoạn dưới đây?

Cây xanh là bạn của con người. Nhưng em cần chú ý khi tiếp xúc với những cây sau:

– Cây trúc đào: Thân, lá, hoa của cây này đều có chất độc, ăn phải rất nguy hiểm.

– Cây hoa thủy tiên: Nếu ăn phải hoa sẽ bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

– Cây dạ lan hương: Không nên ở lâu bên cạnh hoa và ban đêm, đặc biệt là không để hoa trong phòng ngủ.

  • A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  • C. Nối các từ ngữ trong một liên danh.
  • D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 13: Xác định chủ ngữ của câu sau?

Người phụ nữ ấy là bà Nguyễn Thị Duệ.

  • A. Người phụ nữ.
  • B. Người phụ nữ ấy.
  • C. Nguyễn Thị Duệ.
  • D. Bà Nguyễn Thị Duệ.

Câu 14: Tìm tính từ trong câu dưới đây?

Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

  • A. Thập thò, hoe hoe, mầm lửa.
  • B. Hoa, đỏ, lửa non.
  • C. Thập thò, hoe hoe đỏ, non.
  • D. Hoa, hoe hoe đỏ, non.

Câu 15: Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa?

  • A. Mẹ em cho em ba cái bánh.
  • B. Con mèo đang nằm ngủ.
  • C. Chú mèo nhà em ngoan lắm.
  • D. Cây cối đung đưa theo gió.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Trong các câu chuyện cổ tích đã đọc, thì em đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Tấm Cám. Qua hai nhân vật Tấm và Cám đối lập nhau hoàn toàn về tính cách, phẩm chất, tác giả dân gian đã truyền dạy cho con cháu đời sau những đạo lý tốt đẹp. Cô Tấm dịu dàng, xinh đẹp lại chăm chỉ, hiền lành, thì sẽ gặp được những điều tốt đẹp, có cuộc sống hạnh phúc. Còn Cám xấu tính, lười biếng, và mụ dì ghẻ độc ác, toan tính thì sẽ phải trả cái giá đắt. Từ các nhân vật ấy, người xưa răn dạy con cái phải sống hiền lành, chăm chỉ, không nên có suy nghĩ xấu xa, lười biếng. Không chỉ như thế, câu chuyện Tấm Cám còn thể hiện những ước mong của người dân ta về một thế giới công bằng. Nơi mà những người ở hiền sẽ được gặp lành. Kẻ sống độc ác thì sẽ phải gặp ác. Bản thân em, cũng luôn lấy cô Tấm làm hình tượng để cố gắng phấn đấu. Nào là chăm chỉ, chịu khó giúp cha mẹ, rồi cả sống chan hòa, tốt bụng với mọi người. Được ai khen ngợi là hiền và chăm chỉ như cô Tấm, là em vui lắm. Thật mong sao, dù xã hội ngày càng phát triển, thì những bài học bổ ích trong câu chuyện Tấm Cám vẫn sẽ còn mãi trong kí ức của mọi người.

Câu 16: Chủ đề của đoạn văn trên là gì?

  • A. Nêu cảm nghĩ về nhân vật Tấm.
  • B. Nêu cảm nghĩ về câu chuyện Tấm Cám.
  • C. Nêu nhận xét về hành động của Tấm và Cám.
  • D. Suy nghĩ về nhân vật Cám.

Câu 17: Câu mở đầu của đoạn văn trên là gì?

  • A. Qua hai nhân vật Tấm và Cám đối lập nhau hoàn toàn về tính cách, phẩm chất, tác giả dân gian đã truyền dạy cho con cháu đời sau những đạo lý tốt đẹp.
  • B. Thật mong sao, dù xã hội ngày càng phát triển, thì những bài học bổ ích trong câu chuyện Tấm Cám vẫn sẽ còn mãi trong kí ức của mọi người.
  • C. Được ai khen ngợi là hiền và chăm chỉ như cô Tấm, là em vui lắm.
  • D. Trong các câu chuyện cổ tích đã đọc, thì em đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Tấm Cám.

Câu 18: Câu mở đầu của đoạn văn có tác dụng gì?

  • A. Dẫn dắt để kể câu chuyện “Tấm Cám”.
  • B. Giới thiệu về nhân vật Tấm.
  • C. Giới thiệu về câu chuyện “Tấm Cám”.
  • D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 19: Đâu là câu kết đoạn trong đoạn văn trên?

  1. A. Qua hai nhân vật Tấm và Cám đối lập nhau hoàn toàn về tính cách, phẩm chất, tác giả dân gian đã truyền dạy cho con cháu đời sau những đạo lý tốt đẹp.
  2. B. Thật mong sao, dù xã hội ngày càng phát triển, thì những bài học bổ ích trong câu chuyện Tấm Cám vẫn sẽ còn mãi trong kí ức của mọi người.
  3. C. Được ai khen ngợi là hiền và chăm chỉ như cô Tấm, là em vui lắm.
  4. D. Trong các câu chuyện cổ tích đã đọc, thì em đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Tấm Cám.

Câu 20: Người viết có cảm nhận như thế nào về nhân vật Cám?

  • A. Yêu thích.
  • B. Kính trọng.
  • C. Thương mến.
  • D. Coi thường, ghét bỏ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác