Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 2 Văn hay chữ tốt

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng Việt 4 Bài 2 Văn hay chữ tốt - sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thuở đi học Cao Bá Quát thường xuyên bị điểm kém dù bài văn hay vì lí do gì?

  • A. Vì Cao Bá Quát lười học.
  • B. Vì Cao Bá Quát mải chơi.
  • C. Vì Cao Bá Quát viết chữ rất xấu.
  • D. Vì Cao Bá Quát không chịu khó làm bài tập.

Câu 2: Bà cụ hàng xóm nhờ Cao Bá Quát việc gì?

  • A. Nhờ Cao Bá Quát viết văn hộ cậu con trai của mình.
  • B. Nhờ Cao Bá Quát viết một lá đơn kêu oan cho gia đình bà.
  • C. Nhờ Cao Bá Quát luyện chữ cho con trai mình.
  • D. Nhờ Cao Bá Quát mở lớp dạy học cho trẻ con nghèo trong làng.

Câu 3: Trước lời nhờ cậy của bà cụ hàng xóm, thái độ của Cao Bá Quát như thế nào?

  • A. Phân vân, do dự nhưng cuối cùng  vẫn giúp đỡ bà cụ.
  • B. Từ chối luôn vì sợ chữ xấu sẽ ảnh hưởng tới lá đơn đi kiện của bà cụ.
  • C. Sẵn lòng giúp đỡ bà cụ với thái độ vô cùng vui vẻ.
  • D. Hứa sẽ giúp đỡ nhưng phải nhờ một người viết chữ đẹp viết lại cho ông.

Câu 4: Từ khẩn khoản có nghĩa là gì?

  • A. Băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay đã để xảy ra.
  • B. Tha thiết, năn nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình.
  • C. Nói ra là thành thơ, làm thơ rất nhanh.
  • D. Nơi làm việc của quan huyện trước đây.

Câu 5: Thái độ của Cao Bá Quát như thế nào khi biết chuyện bà cụ hàng xóm?

  • A. Vô cùng ân hận.
  • B. Vô cùng tức giận.
  • C. Vô cùng buồn bã không hiểu vì sao lại như vậy.
  • D. Thất vọng vì không hiểu tại sao lá đơn của mình lại không giúp gì được cho bà cụ.

Câu 6: Sau câu chuyện xảy ra với bà cụ hàng xóm Cao Bá Quát nhận ra điều gì?

  • A. Dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng có ích gì.
  • B. Vụ kêu oan của bà cụ hàng xóm vì mình mà hỏng bét.
  • C. Cần phải chăm chỉ đọc sách nhiều hơn nữa để giúp ích cho những người xung quanh mình.
  • D. Mình nên mở một lớp dạy chữ cho lũ trẻ nhỏ.

Câu 7: Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào?

  • A. Mỗi sáng cầm que vạch lên cột nhà cho chữ cứng cáp.
  • B. Mỗi tối viết xong mười trang vở mới ngủ.
  • C. Đến nhà thầy đồ luyện viết mỗi tối.
  • D. Cả A và B.

Câu 8: Khi chữ viết đã tiến bộ, Cao Bá Quát làm gì ?

  • A. Tiếp tục mượn sách có chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
  • B. Vẫn kiên trì ngày đêm tập viết chữ lên sàn nhà.
  • C. Chuyên tâm vào việc đọc sách và làm thơ.
  • D. Không luyện viết chữ nữa.

Câu 9: Cao Bá Quát luyện viết chữ bao lâu mới đạt yêu cầu?

  • A. Cao Bá Quát luyện viết chữ suốt mấy tuần.
  • B. Cao Bá Quát luyện viết chữ suốt mấy năm.
  • C. Cao Bá Quát luyện viết chữ suốt mấy tháng.
  • D. Cao Bá Quát luyện viết chỉ mất vài ngày.

Câu 10: Cuối cùng Cao Bá Quát đã đạt được thành quả gì?

  • A. Ông tự tin khi viết đơn kêu oan cho bà cụ hàng xóm.
  • B. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
  • C. Ông đạt nhiều giải cao trong cuộc thi về chữ đẹp.
  • D. Ông được công nhận là người viết chữ đẹp nhất thế giới.

Câu 11: Vì sao lá đơn của Cao Bá Quát dù đã đầy đủ lí lẽ rõ ràng nhưng quan vẫn thét đuổi bà cụ hàng xóm ra khỏi huyện đường?

  • A. Vì bà cụ không lo lót cho quan từ trước.
  • B. Vì quan xét thấy lá đơn của Cao Bá Quát có nhiều điểm chưa hợp lí.
  • C. Vì Cao Bá Quát viết chữ xấu quá, quan đọc không được.
  • D. Vì Cao Bá Quát viết xong quá muộn, không kịp giờ bà cụ trình đơn lên công đường.

Câu 12: Nhờ đâu mà Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt ?

  • A. Do ông kiên trì luyện tập suốt mấy năm.
  • B. Do ông có năng khiếu bẩm sinh.
  • C. Do ông có người thầy dạy giỏi.
  • D. Do ông đỗ đạt làm quan.

Câu 13: Nội dung của câu chuyện Văn hay chữ tốt là gì?

  • A. Ca ngợi sự kiên trì giúp bà cụ thắng kiện của Cao Bá Quát.
  • B. Ca ngợi sự kiên nhẫn viết thư kêu oan cho bà cụ của Cao Bá Quát.
  • C. Ca ngợi sự kiên trì, kiên nhẫn quyết tâm rèn luyện chữ viết của Cao Bá Quát. Từ chỗ viết chữ xấu đến nổi tiếng là người văn hay chữ tốt.
  • D. Ca ngợi sự chăm chỉ của Cao Bá Quát. Từ một người lười học nhưng chăm chỉ học trở thành một người thành công.

Câu 14: Thông điệp của bài đọc Văn hay chữ tốt là gì?

  • A. Hãy chăm chỉ luyện viết chữ đẹp.
  • B. Trong cuộc sống dù có gặp khó khăn thì đừng nản chí, hãy nỗ lực từng bước từng bước một thì thành công sẽ luôn tới với chúng ta.
  • C. Chữ đẹp giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề.
  • D. Gặp khó khăn hãy tìm kiếm sự giúp đỡ nếu mình không thể giải quyết được,

Câu 15: Bài học rút ra được từ câu chuyện là gì?

  • A. Có tài năng thì sẽ nhận lại được quả ngọt.
  • B. Có lòng kiên trì, quyết tâm thì sẽ làm nên thành công.
  • C. Tài năng thiên bẩm rất quý báu.
  • D. Tài năng thiên phú giúp được ta rất nhiều thứ.

Câu 16: Câu chuyện trên khuyên em điều gì?

  • A. Kiên trì làm một việc gì đó, nhất định sẽ thành công.
  • B. Kiên trì luyện viết, nhất định chữ sẽ đẹp.
  • C. Cả 2 ý trên đều đúng.
  • D. Không ý nào đúng.

Câu 17: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu văn?

“Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông… luyện viết chữ sao cho đẹp”.

  • A. Dốc sức.
  • B. Vắt sức.
  • C. Cố sức.
  • D. Công sức.

Câu 18: Từ nào dưới đây không phải từ láy?

  • A. Rõ ràng.
  • B. Lý lẽ.
  • C. Khẩn khoản.
  • D. Ung dung.

Câu 19: Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện Văn hay chữ tốt?

  • A. Tiếng sáo diều.
  • B. Có chí thì nên.
  • C. Công thành danh toại.
  • D. Lên voi xuống chó.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác