Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng việt 4 Cánh diều bài 14: Trường Sa (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiếng việt 4 bài 14 Trường Sa (P2)- sách Tiếng việt 4 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trường Sa thuộc tỉnh nào nước ta? 

  • A. Bà Rịa Vũng Tàu
  • B. Đà Nẵng
  • C. Khánh Hòa
  • D. Kiên Giang

Câu 2: Câu thơ “Biển xanh ôm ấp trời xanh” sử dụng phép nghệ thuật nào? 

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Ẩn dụ
  • D. Nói quá

Câu 3: Trường Sa được sinh thành từ đâu? 

  • A. Đảo Hoàng Sa
  • B. Rồng Tiên
  • C. Cát Bà
  • D. Mũi Né

Câu 4: Từ láy nào được sử dụng trong khổ 1? 

  • A. Lóng lánh
  • B. Mênh mông
  • C. Bát ngát
  • D. Long lanh

Câu 5: Đoạn trích Trường Sa có mấy khổ thơ?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 6: Cảm xúc của nhà thơ khi nhắc tới Trường Sa?

  • A. Niềm thiêng liêng cao cả.
  • B. Lòng xúc động sâu xa.
  • C. Nỗi nhớ khắc khoải.
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 7: Những địa danh nào của Trường Sa được nêu trong bài? 

  • A. Sơn Ca, Song Tử, Sinh Tồn
  • B. Thuyền Chài, Vĩnh Viễn
  • C. Cát Bà
  • D. Đáp án A và B

Câu 8: Điệp từ “chung” được lặp lại mấy lần? 

  • A. 1 lần
  • B. 2 lần
  • C. 3 lần
  • D. 4 lần

Câu 9: Ngay từ đầu bài thơ tác giả viết “Biết xanh ôm ấp trời xanh” nhằm khẳng định điều gì?

  • A. Khẳng định tình cảm đối với quê hương.
  • B. Khẳng định trời xanh và biển xanh.
  • C. Khẳng định vẻ đẹp thơ mộng của biển đảo.
  • D. Khẳng định chủ quyền đất nước.

Câu 10: Khổ thơ 2 nói lên điều gì? 

  • A. Nỗi buồn của các anh chiến sĩ
  • B. Niềm vui khi sinh hoạt cùng nhau
  • C. Cuộc sống của các chiến sĩ nơi đây hòa vào một
  • D. Đáp án A và B

Câu 11: Từ ngữ ngái xa có nghĩa là gì?

  • A. Xa xôi.
  • B. Đường đi dài và rộng.
  • C. Đường biển dài và rộng.
  • D. Cái nhìn xa xăm

Câu 12: Những người lính làm nhiệm vụ gì trên đảo?

  • A. Canh giữ bảo vệ Tổ quốc.
  • B. Canh tác, chăn nuôi và trồng trọt.
  • C. Thực hiện phát triển kinh tế biển.
  • D. A và B.

Câu 13: Hình ảnh, hình tượng xúc động nhất trong bài là gì?

  • A. Hình ảnh những hồn đảo.
  • B. Hình ảnh nắng nỏ, bão giông.
  • C. Hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ ngày đêm cầm súng bảo vệ chủ quyền quê hương đất nước.
  • D. Hình ảnh cây súng thép.

Câu 14: Vì sao tác giả cho rằng “Trùng khơi nào có ngái xa”?

  • A. Vì đó là quê hương tác giả.
  • B. Vì tác giả thường xuyên ra Trường Sa.
  • C. Vì dù khoảng cách địa lý có là bao xa nhưng Trường Sa luôn nằm trong tim nhà thơ với niềm yêu mến tự hào.
  • D. Vì tác giả thường xuyên đi thăm bạn ở Trường Sa.

Câu 15: Nội dung của bài Trường Sa là gì?

  • A. Khắc họa hình ảnh người lính nơi biển xa và khẳng định chủ quyền.
  • B. Khắc họa vẻ đẹp nơi biển đảo.
  • C. Khắc họa vẻ đẹp của những người dân nơi biển đảo.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác