Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 cuối học kì 2 đề số 3 sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6
Đi xe ngựa
Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi.
Cầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm.
Theo Nguyễn Quang Sáng
Câu 1: Câu “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương.” Miêu tả đặc điểm của con ngựa nào? (0.5 điểm)
- A. Con Ô
B. Con Cú
- C. Cả con Ô và con Cú
- D. Con của con Ô và con Cú
Câu 2: Vì sao tác giả thích con ngựa Cú hơn con ngựa Ô?
- A. Vì nó chở được nhiều khách
- B. Vì nước chạy kiệu của nó rất bền
C. Vì có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá
- D. Vì nó giống mới con ngựa đã mất khi trước của tác giả
Câu 3: Vì sao tác giả rất thích thú khi ngồi xe ngựa của anh Hoàng?
- A. Vì xe ngựa của anh Hoàng thường phát nhạc nghe rất vui tai.
- B. Vì tác giả yêu thích hai con ngựa, mỗi lần về quê anh Hoàng thường cho đi nhờ không lấy tiền.
- C. Ngồi xe ngựa, thỉnh thoảng anh Hoàng còn cho cầm dây cương, rất thú vị.
D. Cả B và C.
Câu 4: Câu “Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi.” Thuộc kiểu câu gì?
A. Câu kể
- B. Câu khiến
- C. Câu hỏi
- D. Câu cảm
Câu 5: Xác định chủ ngữ trong câu: “Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều, thiệt dễ thương.”?
- A. Cái tiếng vó
- B. Cái tiếng vó của nó
C. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường
- D. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc
Câu 6: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
- A. Nói về hai con ngựa kéo xe khách.
- B. Nói về một chuyến đi
C. Nói về cái thú đi xe ngựa
- D. Nói về cách thuần dưỡng ngựa.
Câu 7: Thêm trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm cho câu sau:
...................................., miền Bắc hoa đào khoe sắc hồng, miền Nam hoa mai vàng rực rỡ.
- A. Cậu ăn cơm trắng
- B. Mai là thứ Bảy đó
C. Cứ mỗi Tết đến
- D. Mẹ thích màu đỏ
Câu 8: Thêm trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm cho câu sau:
...................................., Rùa đã thắng Thỏ.
A. Nhờ tính kiên trì
- B. Vì ăn hai bát cơm
- C. Nay trời nắng quá
- D. Thỏ lông màu xanh
Câu 9: Thêm trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm cho câu sau:
...................................., những chú chim đua nhau hót véo von.
A. Sáng thứ hai đầu tuần
- B. Có ba con chim
- C. Mẹ tôi đã đi chợ sáng
- D. Hôm nay không ai ở nhà
Câu 10: Đặt một câu cảm cho tình huống sau:
Bày tỏ sự ngạc nhiên của em khi được bạn tặng quà sinh nhật.
- A. Cái cây kia cao thế!
- B. Món quà thật đẹp quá!
- C. Ôi mình no quá!
D. Bông hoa này xinh lắm
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 15
Bài kiểm tra kì lạ
Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói :
- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này.
Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba.
Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy :
- Thưa thầy, tại sao lại thế ạ ?
Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời :
- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.
Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học : Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ !
(Linh Nga)
Câu 11: Đề kiểm tra đầu năm học của thầy giáo dạy toán có gì đặc biệt?
- A. Đề kiểm tra rất dài nhưng chỉ có 15 phút để làm bài.
- B. Đề kiểm tra hoàn toàn không liên quan đến kiến thức môn toán học sinh được tự do viết những gì mình muốn viết.
C. Đề kiểm tra được chia thành ba mức độ với ba mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình.
- D. Đề kiểm tra được chia thành bốn mức độ với bốn mức điểm khác nhau và học sinh được tự chọn đề thi cho mình.
Câu 12: Vì sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai?
- A. Vì dạng đề thứ hai thuộc những kiến thức học sinh đã được ôn tập kĩ trước đó.
- B. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm hơn.
C. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm để ăn chắc điểm.
- D. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin vào khả năng của mình.
Câu 13: Điều bất ngờ gì đã xảy ra vào tiết trả bài một tuần sau?
- A. Cả lớp không ai được điểm tối đa cho mỗi dạng đề mà mình chọn.
- B. Cả lớp đều được 10 điểm vì đó là sự động viên đầu năm mà thầy giáo dành cho các học sinh.
- C. Thầy giáo cho học sinh tự mình đánh giá điểm số mà mình xứng đáng nhận được.
D. Ai chọn dạng đề nào thì được đúng điểm tối đa của đề đó.
Câu 14: Theo em, thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì?
A. Thử thách sự tự tin của học sinh
- B. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh.
- C. Kiểm tra chất lượng học Toán của học sinh.
- D. Kiểm tra tính cẩn thận và tỉ mỉ của học sinh khi làm bài
Câu 15: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- A. Khi kiểm tra nên chọn dạng đề được điểm cao nhất.
- B. Nên chọn những đề vừa với sức của mình.
- C. Cần cẩn trọng trong mỗi lựa chọn của mình.
D. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công.
Câu 16: Trạng ngữ trong câu sau đây bổ sung ý nghĩa về mặt nào?
“Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình.”
A. Trạng ngữ chỉ phương tiện
- B. Trạng ngữ chỉ mục đích
- C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
- D. Trạng ngữ chỉ địa điểm
Câu 17: Cho câu kể “Ngân chăm chỉ học tập.” Em hãy chuyển câu kể ấy thành câu hỏi phù hợp:
- A. Ai là giáo viên lớp 4E?
- B. Ngân chăm chỉ quá!
C. Ai chăm chỉ học tập?
- D. Bạn Ngân ngoan nhất lớp.
Câu 18: Với trạng ngữ chỉ nơi chốn sau, em hãy viết thành câu hoàn chỉnh:
Phía bên bờ sông, ....
A. phiên chợ vô cùng náo nhiệt.
- B. trời nắng.
- C. con mèo màu vàng.
- D. cái cây màu xanh ngả vàng.
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 19 đến 23
Tàn nhang
Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ con đang xếp hàng chờ được một hoạ sĩ trang trí lên mặt để trở thành những "người da đỏ" hay "người ngoài hành tinh"... Một cậu bé cũng nắm tay bà xếp hàng chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. - Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ ! - Cô bé xếp hàng sau cậu bé nói to.
Ngượng ngập, cậu bé cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy, bà cậu ngồi xuống bên cạnh :
- Sao cháu buồn thế ? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà ! Hồi còn nhỏ, lúc nào bà cũng mong có tàn nhang đấy ! - Rồi bà cụ đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé. - Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú hoạ sĩ sẽ thích những vết tàn nhang của cháu!
Cậu bé mỉm cười :
- Thật không bà ?
- Thật chứ ! - Bà cậu đáp. - Đấy, cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đốm tàn nhang!
Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm :
- Những nếp nhăn, bà ạ !
(Sưu tầm)
Câu 19: Trong công viên cậu bé và nhiều trẻ em khác đang làm gì?
- A. Xếp hàng để mua vé xem phim
- B. Xếp hàng để chờ đến lượt chơi một trò chơi
- C. Xếp hàng để nhận quà
D. Xếp hàng để chờ người họa sĩ vẽ lên mặt.
Câu 20: Điều gì xảy ra khiến cậu bé buồn bà, ngượng ngập?
- A. Bị bạn bè xô ngã, kéo ra khỏi hàng.
- B. Đến lượt cậu thì người họa sĩ hết màu vẽ.
C. Bị cô bé xếp hàng sau chê mặt cậu nhiều tàn nhang quá chẳng còn chỗ nào mà vẽ lên mặt.
- D. Bị người họa sĩ chê mặt nhiều tàn nhang, không còn chỗ nào để vẽ nữa.
Câu 21: Bà cậu bé đã nói gì để an ủi cậu bé?
A. Nói rằng bà yêu những đốm tàn nhang của cậu bé, tàn nhang cũng xinh và chú họa sĩ chắc chắn sẽ thích chúng.
- B. Nói rằng hồi nhỏ bà cũng có tàn nhang trên mặt và bà cũng rất vui vì điều đó.
- C. Nói rằng cô bé kia thậm chí còn xấu hơn cậu bé nhiều.
- D. Nói rằng cậu bé không cần phải xấu hổ vì ai mà chẳng có điểm yếu.
Câu 22: Câu trả lời cuối cùng của cậu bé cho ta hiểu điều gì?
- A. Cậu thích những người có nếp nhăn.
B. Trong đôi mắt cậu, những nếp nhăn của bà rất đẹp và cậu rất yêu những nếp nhăn ấy giống như cậu vô cùng yêu bà của mình.
- C. Cậu thấy những nếp nhăn rất đẹp.
- D. Cậu yêu bà nên cậu cũng muốn trên gương mặt mình cũng có những nếp nhăn giống như bà.
Câu 23: Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên?
- A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- B. Trông mặt mà bắt hình dong
C. Hãy luôn nhìn mọi người bằng cặp mắt yêu thương.
- D. Hãy luôn biết giúp đỡ những người xung quanh mình.
Câu 24: Tìm câu tục ngữ nói về tinh thần lạc quan - yêu đời? (0.5 điểm)
- A. Giấy rách phải giữ lấy lề
B. Đời ta gương vỡ lại lành
- Cây khô cây lại đâm cành nở hoa
- C. Lời ngọt lọt đến sương
- D. Hãy lo bền chí câu cua
- Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
Câu 25: Đưa ra yêu cầu đề nghị lịch sự, tế nhị trong trường hợp sau?
Hỏi mượn bạn cùng lớp cuốn truyện.
- A. Cuốn truyện đẹp quá!
B. Cậu có thể cho tớ mượn cuốn truyện không?
- C. Tớ thích cuốn truyện của cậu.
- D. Cuốn truyện của ai thế?
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận