Viết một đoạn văn (của bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý) theo 1 trong 2 yêu cầu sau: a. Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định.; b. Tả một bộ phận của cây thay đổi ở những thời điểm khác nhau.
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 bộ cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết một đoạn văn (của bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý) theo 1 trong 2 yêu cầu sau: a. Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định.; b. Tả một bộ phận của cây thay đổi ở những thời điểm khác nhau.
Bài tham khảo 1:
Cây bàng cao lắm, nên thân cây cũng to lớn. Độ dài của thân bàng ngang ngửa phần lan can ở tầng 3 của dãy nhà dạy học. Đã vậy, bề ngang của thân cây cũng rất đồ sộ. Phải ba bạn học sinh cùng ôm thì mới có thể hết được. Để có được kích thước đáng nể đó, cây bàng đã trải qua rất nhiều năm tháng cực khổ, chăm chỉ hút từng chút một các chất dinh dưỡng từ đất mẹ. Điều đó thể hiện rõ ràng qua lớp vỏ xơ xác, thô ráp của thân cây. Nhìn nó chẳng khác gì từng đường rãnh nứt ra trên mặt ruộng khô hạn mùa thiếu mưa. Càng gần gốc, vết nứt trên vỏ cây lại càng to hơn, thân cây cũng càng thêm to lớn. Gốc cây bàng vô cùng vững chãi, nhờ có những chiếc rễ cây to như cổ tay, cắm sâu xuống lòng đất. Vì vậy, kể cả mưa bão lớn đến đâu, cây vẫn hiên ngang chống chọi.
Bài tham khảo 2:
Cây sắn là một loài cây ấy củ, nên rễ cũng chính là củ của cây. Ở trên mặt đất là phần thân cây không quá lớn, chỉ bằng chừng hai đến ba ngón tay. Thế nhưng ẩn dưới mặt đất là cả một bộ rễ to lớn bất ngờ. Thay vì những sợi rễ nhỏ như sợi dây, phía dưới thân cây sắn, là các chùm củ to và dài. Những củ sắn to như cái bắp tay, chắc nịch. Củ ngắn thì độ một gang tay, cù dài có khi cũng bằng cả bắp chân dưới. Phần vỏ của củ sắn khá dày, màu nâu sẫm, có mấy sợi râu dài màu trắng bám vào. Bên trong là phần thịt củ màu trắng, giòn và cứng. Nếu đem luộc lên thì bùi và béo chẳng kém gì khoai lang.
Bài tham khảo 3:
Thoạt nhìn cây dừa như một cái ô khổng lồ vươn thẳng lên trời, phủ bóng mát cả một góc ao. Gốc dừa lớn, em ôm cũng không vừa. Gốc tua tủa chùm rễ như những con giun đất ngoằn ngoèo ăn sâu, bám chắc xuống đất. Thân dừa bạc phếch tháng năm. Dừa cao không thẳng như cây chuối mà có dáng nghiêng nghiêng. Thân dừa xốp, có những khoanh tròn nối nhau. Ông em bảo: “Nhìn gốc dừa là ông đoán được tuổi của cây dừa đó.”
Bài tham khảo 4:
Hoa giấy là loài hoa có vẻ đẹp mỏng manh giống như cái tên của nó vậy. Đóa hoa giấy có kích thước tương tự một chén trà. Hoa không nở bung mà có dáng như một chiếc đèn lông. Mỗi đóa hoa giấy sẽ gồm ba cánh hoa cong cong chụm lại vào nhau. Cánh hoa mỏng như tờ giấy lụa, màu hồng tím, có thể dễ dàng được các tia nắng xuyên qua. Ở giữa bông hoa là phần nhị, với các sợi nhị hoa đứng thẳng lên, trông như ba cây nến nhỏ. Những đóa hoa giấy thường mọc thành cụm, thành chùm chứ hiếm khi mọc đơn lẻ. Có lẽ đó là một cách để chúng có thể giúp nhau đứng vững trước những làn gió nghịch ngợm của mùa hè.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận