Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 giữa học kì 2 đề số 3 sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6
Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập
Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.
Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.
Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”
Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!
Câu 1: Chị bút mực than vãn về điều gì?
A. Về việc chị bị cô chủ hành hạ.
- B. Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt.
- C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi.
- D. Về việc chị bị cô chủ bỏ quên.
Câu 2: Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực?
- A. Anh cục tẩy, chị bút chì.
- B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li.
- C. Anh bút chì, anh thước kẻ.
D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa.
Câu 3: Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi?
- A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.
B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.
- C. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ.
- D. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới.
Câu 4: Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập?
- A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.
- B. Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn.
C. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.
- D. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong.
Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
- A. Đập phá đồ đạc thoải mái.
- B. Chúng ta nên quăng đồ dùng học đi khắp nơi.
- C. Đồ dùng học tập không cần được bảo quản.
D. Chúng ta cần bảo quản đồ dùng học tập thật cẩn thận.
Câu 6: Dấu gạch ngang trong trường hợp nào dưới đây dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại?
- A.Các đồ dùng học tập - bút, thước, sách vở là người bạn thân thiết của chúng ta.
- B. Chúng ta phải yêu quý đồ dùng học tập bằng những hành động cụ thể:
- - Sử dụng cẩn thận, giữ gìn sạch sẽ.
- - Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
C. Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:
- - Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị.
Câu 7: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
Chúng ta cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những … (tài năng, tài hoa, chăm chỉ, cái cây) cho đất nước.
A. tài năng
- B. tài hoa
- C. chăm chỉ
- D. cái cây
Câu 8: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay …. (tài hoa, tài trí, tài lanh, tài tử) của mình để tạo hình cho tác phẩm.
A. tài hoa
- B. tài trí
- C. tài lanh
- D. tài tử
Câu 9. Dùng dấu // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu kể dưới đây, đâu là chủ ngữ của câu?
Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập.
- A. dịp đầu năm học mới
B. mẹ
- C. em
- D. nhiều sách vở và đồ dùng học tập
Câu 10. Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau:
Em nhờ bạn lấy hộ quyển sách.
- A. Cậu có thể lấy hộ tớ cuốn sách kia không?
B. Cậu lấy giúp tớ quyển sách với!
- C. Đúng rồi, chính là cuốn sách đó.
- D. Cuốn sách đó màu hồng.
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20
Cây xoài
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
Mai Duy Quý
Câu 11: Ai đã trồng cây xoài?
- A. Ông bạn nhỏ.
- B. Bác hàng xóm
- C. Mẹ bạn nhỏ.
D. Ba bạn nhỏ.
Câu 12: Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm?
- A. Vì chú không thích ăn xoài.
- B. Vì xoài năm nay không ngon.
C. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.
- D. Vì chú thấy xoài bị hỏng.
Câu 13: Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ?
- A. Tức giận và nổi điên.
- B. Rất buồn.
- C. Cãi nhau với hàng xóm.
D. Chỉ thở dài và không nói gì.
Câu 14: Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì?
- A. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.
B. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.
- C. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.
- D. Chọn và hái những quả xoài ngon nhất.
Câu 15: Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này?
- A. Không nên cãi nhau với hàng xóm.
- B. Hái những quả xoài ngon nhất.
C. Bài học về cách sống tốt ở đời.
- D. Không nên chặt cây cối.
Câu 16: Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư?
- A. Hạnh phúc.
B. Tức giận.
- C. Vui vẻ.
- D. Không nói gì.
Câu 17: Từ nào dưới đây không thuộc nhóm có lợi cho sức khỏe:
Tập thể dục, nghỉ mát, khiêu vũ, đánh bóng bàn, nhảy dây, hút thuốc lá, bơi lội
- A. Tập thể dục
- B. Đánh bóng bàn
C. Hút thuốc lá
- D. Bơi lội
Câu 18: Chủ ngữ trong câu kể dưới đây là gì?
“Ba tôi trồng một cây xoài. “
- A. Ba
B. Ba tôi
- C. Ba trồng
- D. Một cây xoài
Câu 19: Nhóm từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn tính cách của người cha trong câu chuyện trên là:
- A. Xấu tính, nóng nảy, vị tha, tốt bụng
- B. Cẩn thận, hài hước, chăm chỉ, nóng nảy
C. Vui vẻ, lười biếng, ham ngủ, tốt bụng
- D. Hiền lành, tốt bụng, nhân hậu, vị tha
Câu 20: Xác định vị ngữ trong câu sau:
“Tiếng lá rơi xào xạc.”
- A. lá rơi
- B. lá
C. xào xạc
- D. rơi xào xạc
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 25
Vùng đất duyên hải
Ninh Thuận - vùng đất duyên hải quanh năm nắng gió - là nơi có nhiều khu vực làm muối nổi tiếng bậc nhất của cả nước như Cà Ná, Đầm Vua.
Nhờ thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp, đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, người dân Ninh Thuận đã phát triển mô hình trồng nho thành công. Vườn nho Ba Mọi có diện tích khoảng 15.000m2 là điểm du lịch sinh thái luôn mở rộng cửa chào đón du khách. Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc. Một bên là núi, một bên là biển, con đường nối dài bởi rừng nho, ruộng muối đã tạo nên tuyến đường ven biển lãng mạn nhất Việt Nam.
Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi.
Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn… Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con.
Theo Tạp chí Du lịch
Câu 21: Ninh Thuận là vùng đất:
- A. ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
B. duyên hải quanh năm nắng gió.
- C. ở cao nguyên Đắk Lắk, Tây Nguyên.
- D. ngập trũng quanh năm ở đồng bằng Nam Bộ.
Câu 22: Điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận trồng nho thành công là:
A. Thời tiết khô ráo, lượng mưa thấp; đất phù sa giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
- B. Đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.
- C. Đất phù sa nghèo dinh dưỡng, thoát nước kém.
- D. Đất đỏ ba gian và thời tiết mưa phùn.
Câu 23: Đến biển Ninh Chữ lúc bình minh, du khách sẽ được trải nghiệm gì?
- A. Ăn hải sản miễn phí.
- B. Buôn bán quà lưu niệm và được mang quà về.
- C. Mua hải sản với giá cả phải chăng.
D. Tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài.
Câu 24: Câu “Ninh Thuận có những đồi cát mênh mông trông giống sa mạc.” có ….. tính từ
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 25: Trong bài đọc có một dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang đó có tác dụng là:
- A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
- B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu phần chú thích trong câu văn.
- D. Đánh dấu các ý được liệt kê trong đoạn văn.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận