Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tiếng Việt 4 Cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 giữa học kì 2 đề số 2 sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7

Người chạy cuối cùng

Cuộc đua ma-ra-thon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “Người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “Người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Câu 1: Nhiệm vụ của nhân vật “Tôi” trong bài là: 

  • A. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
  • C. Bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua.
  • B. Lái xe cứu thương.
  •  D. Hò reo cổ vũ cho cuộc đua.

Câu 2: Không khí của cuộc thi ma-ra-thon thế nào? 

  • A. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon sôi nổi.
  • B. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon buồn tẻ.
  • C. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon bình thường.
  • D. Không khí của cuộc thi ma-ra-thon yên lặng.

Câu 3: Trong giải ma-ra-thon tác giả chú ý đến nhân vật nào nhất? 

  • A. Chú ý đến những người trên xe cứu thương.
  • B. Chú ý đến những người chạy theo để cổ vũ.
  • C. Chú ý đến những người xuất phát đầu tiên.
  • D. Chú ý đến người xuất phát cuối cùng.

Câu 4: Giải Ma-ra-thon là giải: 

  • A. Giải ma -ra -thon dành cho người thích bơi lội.
  • B. Giải ma-ra-thon dành cho người thích đi xe đạp.
  • C. Giải ma-ra-thon dành cho người thích chạy bộ.
  • D. Giải ma-ra-thon dành cho người thích leo núi.

Câu 5: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai?

  • A. Một học sinh nam 12 tuổi
  • B. Một anh thanh niên
  • C. Một người phụ nữ với đôi chân tất nguyền
  • D. Một người đàn ông đã về hưu

Câu 6: Đoạn cuối bài : “Kể từ hôm đó, …nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì?

  • A. Không nên tham gia các cuộc thi chạy bộ
  • B. Dù có khó khăn đến mấy, hãy cố gắng vượt qua
  • C. Bỏ cuộc khi cảm thấy mọi chuyện khó khăn
  • D. Chạy bộ không tốt cho sức khoẻ

Câu 7: Câu “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” 

  • A. Câu khiến.
  • B. Câu kể Ai là gì?
  • C. Câu kể Ai thế nào?
  • D. Câu kể Ai làm gì?

Câu 8: Dòng nào sau đây chỉ toàn là từ láy? 

  • A. Xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông.
  • B. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến.
  • C. Rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp.
  • D. Rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp.

Câu 9: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” 

Chủ ngữ là:

  • A. Bàn chân chị ấy
  • B. Đầu gối
  • C. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào
  • D. Bàn chân

Câu 10: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” 

Vị ngữ là:

  • A. cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.
  • B. bàn chân chị ấy cứ chụm vào
  • C. cứ chụm vào
  • D. cứ đưa ra

Câu 11: Câu kể “Ai là gì?” nào dưới đây để khen chị vận động viên đã chiến thắng?

  • A. Chị vận động viên khoẻ quá!
  • B. Ước gì tôi có tinh thần như chị ấy
  • C. Đây là một trong số những vận động viên về cuối
  • D. Chị vận động viên là một nữ chiến binh kiên cường

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 12 đến 20

Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác

Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

Câu 12: Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? 

  • A. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.
  • B. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.
  • C. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.
  • D. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.

Câu 13: An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? 

  • A. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.
  • B. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.
  • C. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.
  • D. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.

Câu 14: Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? 

  • A. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.
  • B. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.
  • C. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.
  • D. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập.

Câu 15: Ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? 

  • A. Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác.
  • B. Vì An thấy hành động mình làm cũng không sai.
  • C. Vì An cảm thấy mình không có lỗi với mẹ.
  • D. Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa.

Câu 16: Câu chuyện có ý nghĩa gì? 

  • A. Nên đòi hỏi để được mua chiếc áo mình thích
  • B. Giận dỗi bố mẹ khi không được như ý
  • C. Hãy luôn trân trọng những gì ta có
  • D. Có rất nhiều kiểu áo phù hợp với mình

Câu 17: Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? 

  1. A. "Bố mẹ phải mua áo khác cho con".
  2. B. "Con không thích bạn đó, con không quan tâm đâu".
  3. C. "Cái áo này không đẹp. Con sẽ không bao giờ mặc nó hay để ý đến nó đâu".
  4. D. "Con rất xin lỗi bố mẹ vì hành động của mình. Con sẽ trân trọng những gì mình đã có và được cho nhiều hơn".

Câu 18: Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? 

  • A. Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
  • B. Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
  • C. Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ.
  • D. Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ.

Câu 19: Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? 

Bố nói với An:

- Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé!

A. Đánh dấu phần chú thích.

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 20: Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến:

  • A. Con có biết người ta rất thiệt thòi không hả?
  • B. Con cần biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm.
  • C. Có rất nhiều người trong cuộc đời phải chịu thiệt thòi.
  • D. Người ta khổ quá!

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 25

Con lừa già và người nông dân

Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(Sưu tầm)

Câu 21: Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ?

  • A. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.
  • B. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.
  • C. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.
  • D. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.

Câu 22: Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? 

  • A. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.
  • B. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên.
  • C. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.
  • D. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.

Câu 23: Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? 

  • A. Đứng yên không nhúc nhích
  • B. Dùng hết sức leo lên
  • C. Cố sức rũ đất cát xuống và bước lên
  • D. Kêu gào thảm thiết

Câu 24: Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? 

  • A. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra.
  • B. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.
  • C. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.
  • D. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.

Câu 25: Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? 

Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được.

  • A. Đánh dấu phần chú thích.
  • B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
  • C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  • D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác