Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 7 Củng cố, mở rộng (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài 7 Củng cố, mở rộng phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: "Bước nhảy không gian" kì diệu trong Đường vào tâm vũ trụ đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian nào?
A. khoảng thời gian xa xưa, khoảng thời gian mà khủng long vẫn còn tồn tại.
- B. khoảng thời gian chiến tranh.
- C. khoảng thời gian 100 năm trước.
- D. khoảng thời gian 1000 năm trước.
Câu 2: Diễn biến chính của câu chuyện trong "Đường vào trung tâm vũ trụ" là gì?
- A. Nhân vật "tôi" và Thần Đồng để Thần Thoại ở trong rừng sau đó đi nghiên cứu tượng Nhân Sư, tìm kiếm điều gì đó
- B. Khi trời đã tối, nhân vật "tôi" và Thần Đồng dẫn Thần Thoại vào đền thờ A-pô-lô.
- C. Thần Đồng ngã xuống một cái hố, khám phá ra cơ quan bí ẩn. Sau đó Thần Đồng đi cùng Thần Thoại lấy đá Ôm-phe-lốt ở bảo tàng về.
- D. Sau khi đặt đá Ôm-phe-lốt vào cơ quan ở hố sâu, cả ba nhân vật được sang một không gian khác. Đó là thung lũng lọt thỏm dưới những núi đá cao vời vợi. Ở đó có rất nhiều điều kỳ thú.
E. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 3: Nội dung phần 2 "Đường vào trung tâm vũ trụ" là
- A. sự tò mò về hòn đá Trung tâm vũ trụ
B. hành trình khám phá trung tâm vũ trụ
- C. miêu tả khu rừng cổ sinh
- D. miêu tả cảnh dưới đáy biển
Câu 4: Theo lời nhân vật người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả không gian Tâm Trái Đất như thế nào?
A. giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất.
- B. khác biệt với thế giới bên ngoài, nơi sự sống không hề tồn tại.
- C. rất lớn là nơi lưu trữ những gì con người chưa biết đến.
- D. Tối đen như mực.
Câu 5: Ba nhân vật chính trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ đã làm gì vào đêm tối mịt?
A. Đột nhập đền.
- B. Lặng lẽ ra về.
- C. Ra biển chơi.
- D. Đi ăn đêm.
Câu 6: Dấu chấm lửng được dùng trong câu nào sau đây là không phù hợp?
- A. Tôi cảm thấy mình được đưa lên mặt nước và dễ thở hơn…
- B. Từ đó tôi kết luận rằng… chúng ta đã thoát chết.
C. Tất cả mọi người trên thuyền đều cho đó là một …con cá… khổng lồ vì họ luôn nghĩ chiếc tàu mà họ đang đi là nhanh nhất, mạnh nhất.
- D. Chúng tôi lần mò từng ngóc ngách, từ điện thờ thần Apollo đến thánh đường Athena, thậm chí không bỏ sót những vết tích còn lại của đấu trường, rạp hát,… bên bờ suối Castalic.
Câu 7: Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện điều gì?
A. ước mơ khám phá tận sâu dưới đáy biển
- B. khát vọng sống
- C. thể hiện ước mơ khám phá không gian mới
- D. thể hiện ước mơ tìm kiếm không gian sống mới cho con người
Câu 8: Cho câu sau: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu
Cách đặt dấu nào sau đây là hợp lí?
A. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
- B. Nó “nhập tâm” lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu?”
- C. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê, cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.
- D. Nó nhập tâm: “Lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.”
Câu 9: Trong trường hợp nào sau đây, dấu ngoặc kép không được dùng một cách phù hợp?
- A. Tôi bảo nó: “Này đừng làm như vậy nữa!”
- B. Tôi thét lớn: “Hãy tiến lên, vì màu cờ sắc áo, tiến lên.”
C. Tôi kể ra một số câu chuyện như “đi làm, nấu cơm, đi học’”””
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Em nghĩ gì về việc tàu Lincoln, một trong những chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ, được cử đi săn “con cá thiết kình”?
- A. Thể hiện khao khát muốn tiêu diệt bằng được “con cá” và muốn xem nó đặc biệt đến cỡ nào.
- B. Thể hiện tham vọng chinh phục vũ trụ của loài người.
- C. Thể hiện sự quyết tâm điều tra của con người về những thứ kì lạ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Dấu chấm lửng trong câu nào sau đây được dùng với mục đích “Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết”?
A. Có nhiều nguyên tố hoá học, ví dụ như Na, Cl, K, F,…
- B. Hay là… tôi sang nước ngoài làm nhỉ?
- C. Thế thì té ra là… con chó nó bị kẹp chết.
- D. Hôm nay trời nắng nên tôi đến trường sớm hơn…
Câu 12: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?
"Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần." (Hoài Thanh)
- A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản.
- B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.
C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn.
- D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Câu 13: “Con cá” ra sao sau khi bị thuyền Lincoln rượt đuổi suốt một giờ đồng hồ?
A. Không tỏ vẻ gì là mệt mỏi.
- B. Kiệt sức và sắp bị tàu đuổi theo.
- C. Ngày càng nhanh hơn.
- D. Bị bắn nổ tung.
Câu 14: “Ronaldo có tên trong danh sách dự World cup của đội tuyển Bồ Đào Nha. Như vậy đây là lần thứ năm tiền đạo hay nhất thế giới tham dự đấu trường danh giá này.”
Từ ngữ nào ở câu thứ hai thể hiện phép thế?
- A. Tiền đạo hay nhất thế giới.
- B. Đấu trường danh giá này.
- C. Như vậy đây là, tham dự
D. Cả A và B.
Câu 15: Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu “Tờ “Thanh niên” số ra ngày 18/11/2022 có bài viết “ABC”.” là gì?
- A. Đánh dấu phương tiện liên kết siêu văn bản.
- B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
- C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.
Câu 16: Hồ Khanh vào hang Sơn Đoòng lần đầu tiên là khi nào?
- A. Trong khoảnh khắc thay đổi cuộc đời anh.
- B. Trong lần dẫn du khách đi thăm Vườn quốc gia.
- C. Khi anh vừa tròn tuổi đôi mươi.
D. Trong một lần đi rừng gặp mưa.
Câu 17: Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích sau: "Những người yếu đuối thường hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh".
A. Phép trái nghĩa.
- B. Phép nối.
- C. Phép lặp.
- D. Phép thế.
Câu 18: Những từ nào sau đây được dùng trong phép thế?
A. Đây, đó, kia, thế, vậy…
- B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…
- C. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…
- D. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…
Câu 19: Phép thế là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu,các đoạn văn bằng cách:
A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước.
- B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
- C. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
- D. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
Câu 20: Đề tài của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới biển” là gì?
- A. Quái vật biển sâu.
B. Phát kiến khoa học công nghệ trong tương lai.
- C. Thế giới li kì.
- D. Điều tra, phá án.
Xem toàn bộ: Soạn bài 7 Củng cố, mở rộng
Bình luận