Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 1 Thực hành tiếng việt trang 24 (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Thực hành tiếng việt trang 24 phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong đoạn văn sau, Đoàn Giỏi đã sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ bằng:

  • A. cụm từ để miêu tả cảnh vật ở rừng U Minh
  • B. cụm từ để miêu tả khu rừng ngập mặn
  • C. cụm từ để miêu tả bầy ong
  • D. cụm từ để miêu tả tía nuôi

Câu 2: Chủ ngữ là:

  • A. một trong các thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc để câu có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 
  • B. một trong các thành phần phụ của câu, là thành phần bắt buộc để câu có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 
  • C. một trong các thành phần bổ ngữ của câu, là thành phần bắt buộc để câu có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 
  • D. một trong các thành phần chính của câu.

Câu 3: Xác định chủ ngữ trong câu sau: Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.

  • A. rừng ban mai 
  • B. dần dần biến đi
  • C. rừng ban mai dần dần biến đi
  • D. phút yên tĩnh của rừng ban mai

Câu 4: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất" là gì?

  • A. cung cấp thêm thông tin về phương hướng mà hương thơm lan tỏa.
  • B. cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm
  • C. miêu tả cây tràm
  • D. miêu tả hình dáng bông hoa tràm

Câu 5: Câu nào dưới đây là câu sai, vì sao?

  • A. những câu chuyện về tình bạn sâu sắc và cảm động bà ngoại kể.
  • B. em được nghe bà ngoại kể những câu chuyện về tình bạn sâu sắc và cảm động.

Câu 6: Xác định vị ngữ trong câu sau: Chim hót líu lo.

  • A. chim
  • B. líu lo 
  • C. hót
  • D. hót líu lo

Câu 7: Câu nào trong các câu dưới đây thiếu vị ngữ?

  • A. những cánh hoa mai trên đồi.
  • B. nắng chiếu làm bó hoa thêm rực rỡ
  • C. mặt trời chẳng của riêng ai.
  • D. mùa xuân, các loài hoa thi nhau đua nở.

Câu 8: Chủ ngữ trong câu "Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi" là:

  • A. từ đơn
  • B. cụm từ
  • C. từ ghép
  • D. từ láy

Câu 9: Xác định vị ngữ trong câu sau: Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. 

  • A. nắng
  • B. thơm ngây ngất
  • C. hương hoa
  • D. bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất

Câu 10: Vị ngữ là:

  • A. một thành phần phụ của câu và là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 
  • B. một thành phần chính của câu và là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 
  • C. một thành phần phụ của câu để giúp nội dung câu thêm rõ nghĩa. 
  • D. một thành phần bổ ngữ của câu và là thành phần cần để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. 

Câu 11: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh,..." là gì?

  • A. miêu tả hình dáng con kì nhông.
  • B. giới thiệu màu sắc con ì nhông.
  • C. cung cấp thêm thông tin về vị trí mà tính chất màu da của con lì nhông.
  • D. miêu tả khái quát.

Câu 12: Xác định chủ ngữ trong câu sau:  Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.

  • A. một tiếng lá
  • B. một tiếng lá rơi lúc này 
  • C. cũng có thể khiến người ta
  • D. lá rơi 

Câu 13: Xác định vị ngữ trong câu sau: Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng.

  • A. đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng
  • B. mùi hương ngọt lan ra
  • C. gió đưa mùi 
  • D. phảng phất khắp rừng

Câu 14: Mục đích sử dụng vị ngữ là:

  • A. sử dụng vị ngữ là để trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Là gì? Như thế nào?…
  • B. để bổ nghĩa cho cụm vị ngữ.
  • C. để bổ nghĩa cho cụm chủngữ.
  • D. để trả lời cho câu hỏi ai? Cái gì? Việc gì? Sự vật gì? Ở đâu?…

Câu 15: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Chim hót líu lo" là gì?

  • A.  cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm.
  • B. nhấn mạnh con chim.
  • C. cụ thể hóa tiếng hót của chim.
  • D. miêu tả con chim.

Câu 16: Tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ là gì?

  • A. giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.
  • B. giúp câu văn ngắn gọn xúc tích.
  • C. giúp chủ ngữ dài hơn.
  • D. giúp bổ nghĩa cho vị ngữ.

Câu 17: Chủ ngữ trong câu "Mấy con gầm ghì sắc lông màu xanh đang tranh nhau với bầy vẹt mỏ đỏ, giành mổ những quả chín trên cây bồ đề." là:

  • A. từ đơn
  • B. cụm từ
  • C. từ ghép
  • D. từ láy

Câu 18: Chủ ngữ trong câu "Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình" là:

  • A. từ đơn
  • B. cụm từ
  • C. từ ghép
  • D. từ láy

Câu 19: Câu nào dưới đây có cụm chủ vị?

  • A. bà đi lễ chùa.
  • B. bà đi lễ ở đình về chia quà cho các cháu.
  • C. dì Năm đến.
  • D. cái xe anh ấy mới mua.

Câu 20: Tác dụng của việc mở rộng thành phần vị ngữ trong câu "Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng." là gì?

  • A. cung cấp thêm thông tin về phương hướng mà hương thơm lan tỏa.
  • B. cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm
  • C. miêu tả cây tràm
  • D. miêu tả hình dáng bông hoa tràm

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác