Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều Bài tập (Chủ đề 12) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều Bài tập (Chủ đề 12) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Động lực nào xảy ra chọn lọc nhân tạo?

  • A. Do sự cạnh tranh của con người về sản xuất.
  • B. Do con người muốn tạo ra giống mới.
  • C. Nhu cầu và thị hiếu của con người.
  • D. Đấu tranh sinh tồn với môi trường sống.

Câu 2: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là

  •  A. Darwin.
  •  B. Menden.
  •  C. Morgan.
  •  D. Lamarck.

Câu 3: Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là

  •  A. Lipid.
  •  B. DNA.
  •  C. Protein
  •  D. RNA.

Câu 4: : Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là

  • A. hình thành nên các tế bào sơ khai.  
  • B. hình thành các đại phân tử hữu cơ.
  • C. hình thành nên tế bào nhân sơ.                  
  • D. hình thành nên tế bào nhân thực.

Câu 5: Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là

  •  A. ngày càng đa dạng và phong phú.
  •  B. tổ chức ngày càng cao.
  •  C. thích nghi ngày càng hợp lý.
  •  D. lượng DNA ngày càng tăng.

Câu 6: Trong số các sinh vật đa bào, sinh vật nào được xem là nhóm di cư lên cạn sớm nhất?

  • A. Thực vật.                                                  
  • B. Động vật.
  • C. Nguyên sinh vật đơn bào.                         
  • D. Nấm.

Câu 7: Sinh giới đã không tiến hoá theo chiều hướng nào dưới đây?

  • A. Ngày càng đa dạng và phong phú.
  • B. Ngày càng phức tạp.
  • C. Thích nghi ngày càng hợp lí.
  • D. Có tổ chức ngày càng cao.

Câu 8: Đặc điểm đặc trưng của nhóm người hiện đại là

  • A. có nền văn hóa phức tạp, mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.
  • B. đứng bằng hai chân, dáng đi thẳng.
  • C. biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương.
  • D. sử dụng lửa thông thạo, biết săn bắt, hái lượm.

Câu 9: Tiến hóa lớn là

  • A. quá trình biến đổi về tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
  • B. quá trình hình thành loài.
  • C. quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
  • D. quá trình hình thành quần thể thích nghi.

Câu 10: Chọn lọc nhân tạo là quá trình xuất hiện khi:

  • A. Con người biết buôn bán đổi chác.
  • B. Con người sáng tạo ra chữ viết.
  • C. Con người biết trồng trọt chăn nuôi.
  • D. Con người biết cách săn bắn thú rừng.

Câu 11: Nội dung nào không đúng đối với quan niệm của Darwin?

1. Mọi sinh vật và cây trồng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên hoang dại.

2. Tính thích nghi và đa dạng của vật nuôi, cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo.

3. Chọn lọc nhân tạo là động lực thúc đẩy toàn bộ sinh giới tiến hoá.

4. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sự sống

Phương án đúng là:

  •  A. 1, 2, 3, 4.
  •  B. 3, 4.
  •  C. 1, 3.
  •  D. 2, 3, 4.

Câu 12: Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu kết luận đúng? 

(1) Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gene thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gene quy định kiểu hình kém thích nghi. 

(2) Chọn lọc tự nhiên tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gene nhanh hơn với đào thải alen lặn 

(3) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí luôn được chọn lọc tự nhiên tích lũy theo biến dị theo một hướng 

(4) chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao. 

(5) chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên alen, nó loại bỏ tất cả các alen có hại ra khỏi quần thể.

  •  A. 2.
  •  B. 1.
  •  C. 4.
  •  D. 3.

Câu 13: Theo quan điểm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?

  •  A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự sống sót của những cá thể sinh sản tốt nhất.
  •  B. Vai trò của chọn lọc tự nhiên là quy định nhịp điệu và chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa.
  •  C. Động lực của chọn lọc tự nhiên là nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người.
  •  D. Bản chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót của các kiểu gene khác nhau trong quần thể.

Câu 14: Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định

  •  A. quá trình đột biến.
  •  B. quá trình giao phối.
  •  C. quá trình chọn lọc tự nhiên.
  •  D. quá trình phân li tính trạng.

Câu 15: Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng?

  •   A. Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp điệu giống nhau.
  •  B. Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn.
  •  C. Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau.
  •  D. Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung.

Câu 16: Sự phát sinh và tiến hóa của loài người do nhân tố nào quyết định?

  • A. Nhân tố sinh học.                                      
  • B. Nhân tố xã hội.
  • C. Nhân tố hóa học.                                                 
  • D. Nhân tố tôn giáo.

Câu 17: Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao?

  • A. Vì trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.
  • B. Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh.
  • C. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.
  • D. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các hoạt động sống.

Câu 18: Trong quá trình phát sinh sự sống, bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự

  • A. hình thành các đại phân tử.
  • B. xuất hiện cơ chế tự sao chép.
  • C. hình thành lớp màng.
  • D. xuất hiện các enzyme.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

  1. Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới sự bảo tồn quần thể hơn là cá thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền.
  2. Khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định thì hướng chọn lọc cũng thay đổi. Kết quả những đặc điểm thích nghi cũ được thay thế bởi các đặc điểm thích nghi mới. Kiểu chọn lọc này là kiểu chọn lọc ổn định.
  3. Hình thành loài bằng con đường địa lý, sự phân hóa kiểu gene của loài gốc diễn ra càng nhanh hơn khi có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền.
  4. Di nhập gene ở thực vật được thực hiện thông qua sự phát tán các bào tử, phấn, quả hạt.
  5. Giao phối là nhân tố chính cung cấp nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
  6. Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì quần thể vi khuẩn có ít gene hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội.
  7. Theo Darwin, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
  8. Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động lên mọi cấp độ tổ chức sống, nhưng chủ yếu chọn lọc ở mức độ cá thể và quần thể.

Số phát biểu sai:

  • A. 1.  
  • B. 2.   
  • C. 3.   
  • D. 4.

Câu 20: Cho sơ đồ và các nhận xét sau:

 TRẮC NGHIỆM

1) Số (1) còn gọi là người đứng thẳng.

2) Số (3) còn gọi là người khéo léo.

3) Số (3) đã biết sử dụng các công cụ chế tác và sử dụng công cụ bằng đá.

4) Số (4) không là tổ tiên trực tiếp của loài người hiện nay.

5) Số (3) đã biết sử dụng tiếng nói, họ sống thành bộ lạc và có văn hóa phức tạp.

6) Số (2) có dáng đứng thẳng và giải phóng hai chi trước.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • A. 2.  
  • B. 3.   
  • C. 4.   
  • D. 5.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác