Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 7: Định luật Ohm. Điện trở (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm KHTN 9 cánh diều bài 7: Định luật Ohm. Điện trở (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên 2 lần thì cường độ dòng điện trong dây dẫn thay đổi như thế nào?

  • A. Giảm 2 lần.
  • B. Tăng 2 lần.
  • C. Giảm 4 lần.
  • D. Tăng 4 lần.

Câu 2: Điện trở của một đoạn dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. Chiều dài dây dẫn.
  • B. Tiết diện dây dẫn.
  • C. Điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn.
  • D. Hình dạng dây dẫn.

Câu 3: Nếu giảm chiều dài đoạn dây dẫn đi 3 lần thì điện trở của đoạn dây sẽ thay đổi như thế nào?

  • A. Tăng lên 3 lần.
  • B. Tăng lên 9 lần.
  • C. Giảm đi 3 lần.
  • D. Giảm đi 9 lần.

Câu 4: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, tiết diện dây thứ nhất gấp 2 lần dây thứ hai. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. R2 = 2R1.
  • B. R1 = 2R2.
  • C. R2 > 2R1.
  • D. R2 < R1.

Câu 5: Điện trở của đoạn dây dẫn có mối quan hệ như thế nào với điện trở suất của đoạn dây?

  • A. Tỉ lệ thuận.
  • B. Tỉ lệ nghịch.
  • C. Bằng nhau.
  • D. Không phụ thuộc.

Câu 6: Đơn vị của điện trở là gì?

  • A. Ampe (A).
  • B. Ôm (Ω).
  • C. Vôn trên mét (V/m).
  • D. Oát (W).

Câu 7: Điện trở R của dây dẫn đặc trưng cho

  • A. tác dụng nhiệt của đoạn dây dẫn.
  • B. khả năng sinh công của đoạn dây dẫn.
  • C. tác dụng mạnh yếu của dòng điện.
  • D. tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn.

Câu 8: Đâu là phát biểu đúng của định luật Ohm?

  • A. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và với điện trở của nó.
  • B. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và với điện trở của nó.
  • C. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ thuận với điện trở của nó.
  • D. Cường độ dòng điện trong một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.

Câu 9: Công thức tính điện trở của đoạn dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu, tiết diện và chiều dài đoạn dây dẫn là

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 10: Đại lượng nào đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn?

  • A. Cường độ dòng điện.
  • B. Hiệu điện thế.
  • C. Điện trở.
  • D. Vật liệu làm dây dẫn.

Câu 11: Đường đặc trưng vôn - ampe của một vật dẫn được biểu diễn như hình vẽ. Điện trở của vật dẫn này là

TRẮC NGHIỆM

  • A. 2 Ω.                             
  • B. 4 Ω.                             
  • C. 6 Ω.                             
  • D. 3 Ω.

Câu 12: Một nồi cơm điện khi sử dụng có điện trở là 50 Ω, sử dụng ở hiệu điện thế 220 V. Khi dây điện bị cắt ngắn còn ½ chiều dài ban đầu, nồi cơm điện có thể sử dụng được ở hiệu điện thế tối đa là bao nhiêu?

  • A. 220 V
  • B. 110 V.
  • C. 11 V.
  • D. 22 V.

Câu 13: Cần đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn một hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện trong dây dẫn lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện khi hiệu điện thế là 3 V?

  • A. 3 V.
  • B. 6 V.
  • C. 9 V.
  • D. 12 V.

Câu 14: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 1,5 mm2 và điện trở R1 = 9 Ω. Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,5 mm2. Điện trở R2 có giá trị là

  • A. 27 Ω.
  • B. 9 Ω.
  • C. 18 Ω.
  • D. 3 Ω.

Câu 15: Đặt vào đoạn dây dẫn một hiệu điện thế 10 V, cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn có giá trị là 1,6 A. Điện trở của dây dẫn này là

  • A. 6,25 Ω.
  • B. 16 Ω.
  • C. 16,25 Ω.
  • D. 6 Ω.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác