Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 chân trời Ôn tập chủ đề 11: Di truyền (P4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 11: Di truyền (P4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất. 

Ứng dụng trực tiếp của di truyền và biến dị trong ngành di truyền học là

  • A. xác định nguyên nhân di truyền của một số bệnh và phát triển phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh di truyền, như bệnh Down, Thalassemia.
  • B. tạo ra các loại thực phẩm có khả năng chống lại sâu bệnh và hạn hán, như cây trồng biến đổi gene có khả năng chịu loại sâu bệnh hoặc có thể chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • C. phát triển các loại thuốc mới dựa trên cơ chế di truyền của các bệnh như thuốc điều trị ung thư hoặc thuốc điều trị bệnh tim mạch.
  • D. tạo ra các loài động vật lai giữa các loài khác nhau để nghiên cứu sự biểu hiện gene như lai tạo giữa chuột và thỏ để nghiên cứu về bệnh Parkinson.

Câu 2: Trong một vườn cà chua, một nông dân nhận thấy rằng một số cây cà chua trong khu vườn có trái màu vàng, trong khi phần lớn các cây cà chua khác có trái màu đỏ như bình thường. Anh ta cũng nhận thấy rằng trái cà chua màu vàng thường có hình dáng khác lạ hơn và cho ra trái ít hơn so với các cây khác. 

(1) Sự khác biệt về màu sắc và trạng thái của trái cà chua chủ yếu do ảnh hưởng của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ,...

(2) Màu sắc và hình dáng của trái cà chua do gene quy định.

(3) Cây cà chua ra trái màu vàng, hình dáng khác lạ, tỉ lệ đậu quả thấp là hiện tượng biến dị.

(4) Hiện tượng biến dị này không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Số đáp án đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 3: Tính trạng là gì?

  • A. Những đặc điểm cụ thể về sinh hóa, sinh sản của một cơ thể.
  • B. Những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
  • C. Những đặc điểm sinh lí, sinh hóa của một cơ thể.
  • D. Những biểu hiện về hình thái của cơ thể.

Câu 4: Ai là người đặt nền móng cho di truyền học?

  • A. Charle Darwin.
  • B. Barbara McClintock.
  • C. Wilmut và Campbell.
  • D. Grego Johann Mendel.

Câu 5: Kiểu gene là

  • A. tổ hợp các gene quy định kiểu hình của cơ thể.
  • B. tổ hợp các allele quy định kiểu hình của cơ thể.
  • C. tổ hợp các gene không quy định kiểu hình của cơ thể.
  • D. tổ hợp các allele không quy định kiểu hình của cơ thể.

Câu 6: Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng hạt vàng với hạt xanh. F1 thu được 100% cây hạt vàng. F2 thu được hạt vàng và hạt xanh với tỉ lệ 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. 

Sơ đồ minh họa cho thí nghiệm trên là

  • A.  TRẮC NGHIỆM
  • B.TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM         
  • D.TRẮC NGHIỆM

Câu 7: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng trong hình ảnh dưới, hãy cho biết tỉ lệ kiểu hình đời F2 là gì?

TRẮC NGHIỆM

  • A. 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 2 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn. 
  • B. 6 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn. 
  • C. 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn. 
  • D. 6 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 2 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn.

Câu 8: Theo nguyên tắc bổ sung, những trường hợp nào sau đây đúng về số lượng đơn phân trong phân tử DNA?

(1) A + G = T + C;                                         (2) A = T; G = C;

(3) A + T + G = A + C + T;                             (4) A + C + T = G + C + T.

  • A. (1), (3), (4).                                              
  • B. (1), (2), (3).
  • C. (1), (2), (4).                                               
  • D. (2), (3), (4).

Câu 9: Trong lĩnh vực y tế, việc phân tích DNA có ứng dụng

  • A. xác định nguồn gốc của thực phẩm.                    
  • B. chẩn đoán bệnh, tật di truyền.
  • C. phát hiện tội phạm.                                    
  • D. nghiên cứu về tiến hóa.

Câu 10: Một gene có 1440 liên kết hydrogen, trong đó số cặp nucleotide loại G - C nhiều gấp 2 lần số cặp T - A. Số lượng từng loại nucleotide của gene là bao nhiêu?

  • A. A = T = 180 và G = C = 360.          
  • B. A = T = 150 và G = C = 300.
  • C. A = T = 240 và G = C = 360.           
  • D. A = T = 120 và G = C = 420.

Câu 11: Một gene có 60 vòng xoắn và có chứa 1450 liên kết hydrogen. Trên mạch thứ nhất có 15% adenine và 25% cytosine. Số lượng từng loại nucleotide của gene trên mỗi mạch là

  • A. A1 = T2 = 100; C1 = G2 = 100; T1 = A2 = 90; G1 = C2 = 150.
  • B. A1 = T2 = 90; C1 = G2 = 150; T1 = A2 = 260; G1 = C2 = 100.
  • C. A1 = T2 = 150; C1 = G2 = 90; T1 = A2 =100; G1 = C2 = 260.
  • D. A1 = T2 = 260; C1 = G2 = 100; T1 = A2 = 150; G1 = C2 = 90.

Câu 12: Một gene có tỉ lệ A + T/G + C = 2/3. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gene nhưng tỉ lệ A + T/G + C = 65,2%. Đây là dạng đột biến

  • A. mất một cặp nucleotide.                  
  • B. thay thế cặp G – C bằng cặp A – T.
  • C. thêm một cặp G – C.                       
  • D. thay thế cặp A – T bằng cặp G – C.

Câu 13: Bệnh hay hội chứng nào sau đây do đột biến gene gây ra?

  • A. Down.
  • B. Parkinson.
  • C. Turner.
  • D. Edward.

Câu 14: Một gen bình thường dài 0,4080 μm, có 3120 liên kết hydrogen, bị đột biến thay thế một cặp nucleotide nhưng không làm thay đổi số liên kết hydrogen của gene. 

Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?

(1) Số nucleotide từng loại của gene đột biến là A = T = 479, G = C = 721 hoặc A = T = 481, G = C = 710.

(2) Dạng đột biến xảy ra là thay thế một cặp A – T bằng cặp G – C.

(3) Số nucleotide của từng loại gene đột biến là A = T = 480, G = C = 720.

(4) Dạng đột biến xảy ra là thay thế một cặp G – C bằng cặp A – T.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 15: Bộ ba kết thúc là

  • A. UAU, UAA, UAG.                                   
  • B. UAA, UAG, UGA.
  • C. UAU, UAG, UGA.                                   
  • D. UUU, UUC, UAG.

Câu 16: Bộ ba mã mở đầu là

  • A. AUG.
  • B. AAA.
  • C. AAG.
  • D. AGA.

Câu 17: Bộ ba mã mở đầu mã hóa cho amino acid nào?

  • A. Alanine.
  • B. Glycine.
  • C. Methionine.
  • D. Phenylalanine.

Câu 18: Một gene đột biến mã hóa cho một chuỗi polypeptide 199 amino acid (không tính bộ ba kết thúc). Phân tử mRNA được tổng hợp từ gene đột biến nói trên có tỉ lệ A:U:G:C = 1:2:3:4. Số lượng nucleotide trên phân tử mRNA này là bao nhiêu?

  • A. A = 60; U = 180; G = 120; C = 260.                   
  • B. A = 60; U = 120; G = 180; C = 240.
  • C. A = 40; U = 80; G = 120; C = 260.            
  • D. A = 240; U = 180; G = 120; C = 60.

Câu 19: Một gene có chiều dài là 5100 Å thì phân tử protein hoàn thiện được tổng hợp từ mạch khuôn của gene có bao nhiêu amino acid?

  • A. 497 amino acid.
  • B. 498 amino acid.
  • C. 499 amino acid.
  • D. 500 amino acid.

Câu 20: Một gene có 3000 nucleotide thực hiện quá trình phiên mã tổng hợp mRNA, sau đó tiếp tục dịch mã để tổng hợp thành chuỗi polypeptide. Số amino acid có trong chuỗi polypeptide đó là

  • A. 500 amino acid.
  • B. 1000 amino acid.
  • C. 499 amino acid.
  • D. 999 amino acid.

Câu 21: Ở người, thể ba ở cặp NST số 21 gây hội chứng gì?

  • A. Hội chứng mèo kêu.                                 
  • B. Hội chứng Down.
  • C. Hội chứng Edward.                                   
  • D. Hội chứng Turner.

Câu 22: Ở người, thể ba ở cặp NST số 18 gây hội chứng gì?

  • A. Hội chứng mèo kêu.                                 
  • B. Hội chứng Down.
  • C. Hội chứng Edward.                                   
  • D. Hội chứng Turner.

Câu 23: Ở người, thể một ở cặp nhiễm sắc thể giới tính từ XX trở thành XO gây hội chứng gì?

  • A. Hội chứng mèo kêu.                                 
  • B. Hội chứng Down.
  • C. Hội chứng Edward.                                   
  • D. Hội chứng Turner.

Câu 24: Ở một loài thực vật có 2n = 18, người ta phát hiện một cây lai có 17 nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào soma. Đó là dạng đột biến

  • A. thể một.                                                     
  • B. thể ba.
  • C. thể tam bội.                                               
  • D. thể tứ bội.

Câu 25: Người ta thường sử dụng các dòng côn trùng mang đột biến chuyển đoạn NST để làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền. Các dòng côn trùng đột biến này

  • A. có khả năng lây bệnh cho các cá thể khác trong quần thể.
  • B. có sức sống bình thường nhưng bị mất hoặc giảm đáng kể khả năng sinh sản.
  • C. có khả năng sinh sản bình thường nhưng sức sống yếu.
  • D. có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.

Câu 26: Ở người, trong trường hợp mẹ giảm phân bình thường, bố rối loạn cơ chế phân li trong giảm phân I, hội chứng di truyền nào sau đây không thể được sinh ra?

  • A. Hội chứng Đao.                                        
  • B. Hội chứng Turner.
  • C. Hội chứng Siêu nữ.                                   
  • D. Hội chứng Klinefelter.

Câu 27: Những ví dụ nào sau đây chứng minh sự xác định giới tính ở sinh vật còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố của môi trường bên ngoài?

(1) Dùng methyl testosterone tác động vào cá vàng cái gây biến đổi kiểu hình thành giới đực.

(2) Cho cá tầm con ăn thức ăn trộn với hormone estradiol để thay đổi giới tính cá tầm thành cá cái.

(3) Sử dụng ánh sáng xanh để sàng lọc trứng gà mang giống đực và giống cái.

(4) Ở rùa tai đỏ (Trachemys scripta), nếu trứng được ấp trong điều kiện từ 26 đến 28℃ sẽ nở thành con đực, từ 31 đến 32℃ sẽ nở thành con cái.

Số đáp án đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 28: Ở người, gene A quy định da bình thường, allele a đột biến quy định da bạch tạng, các gene nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong một gia đình có bố mẹ bình thường nhưng con trai của họ bị bạch tạng. Hỏi bố mẹ có kiểu gene như thế nào về tính trạng này?

  • A. Aa × Aa.
  • B. Aa × AA.
  • C. AA × AA.
  • D. XAXa × XAY.

Câu 29: Một cặp vợ chồng đều có tuổi 42. Họ đã có hai người con gái, bây giờ gia đình kinh tế phát triển và trước các tác động từ xã hội nay họ lại muốn sinh thêm một đứa con trai. Trước các thông tin trên, lời khuyên đối với cặp vợ chồng trên có nội dung đúng nhất là vì tỷ lệ sinh ra con mắc các bệnh di truyền:

  • A. tỉ lệ nghịch cùng với tuổi của người mẹ, gia đình chưa có con trai nên họ nên sinh thêm đứa con trai.
  • B. tỉ lệ nghịch cùng với tuổi của người mẹ, gia đình có hai người con nên họ không nên sinh con nữa.
  • C. tăng lên cùng với tuổi của người mẹ, gia đình đã có hai người con nên họ không nên sinh con nữa.
  • D. tăng lên cùng với tuổi của người mẹ, gia đình chưa có con trai nên họ nên sinh thêm một đứa con trai.

Câu 30: Năm 2023, một nhà khoa học đã công bố nghiên cứu của mình về việc tạo ra tế bào gốc đa năng pluripotent (iPSC) từ tế bào da của người già. Nghiên cứu này có tiềm năng mở ra nhiều hướng điều trị mới cho các bệnh thoái hóa như Alzheimer và Parkinson. Tuy nhiên, một số nhà đạo đức học đã lên tiếng lo ngại về những hậu quả tiềm ẩn của nghiên cứu này. Theo em, lý do nào sau đây là vi phạm đạo đức sinh học?

  • A. Nghiên cứu được thực hiện trên tế bào, không liên quan đến con người.
  • B. Nghiên cứu có thể mang lại lợi ích cho y học trong tương lai.
  • C. Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của người hiến tế bào da.
  • D. Nghiên cứu có thể dẫn đến việc tạo ra phôi thai người trong ống nghiệm từ iPSC.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác