Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 chân trời Ôn tập chủ đề 11: Di truyền (P3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 11: Di truyền (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đối tượng nào sau đây được xem là trung tâm của di truyền học?
A. Gene.
- B. Tế bào.
- C. Biến dị.
- D. Di truyền.
Câu 2: DNA là thành phần chủ yếu cấu tạo nên
- A. gene.
- B. tế bào.
C. nhiễm sắc thể.
- D. cơ quan.
Câu 3: Theo lí thuyết, con người có bao nhiêu gene trong bộ nhiễm sắc thể?
- A. vài nghìn gene.
B. vài chục nghìn gene.
- C. vài trăm nghìn gene.
- D. vài triệu gene.
Câu 4: Ở sinh vật có những hình thức sinh sản nào để di truyền gene cho thế hệ sau?
- A. Mọc chồi và thụ tinh.
- B. Nguyên phân và giảm phân.
- C. Sinh sản phân mảnh và sinh sản phân đôi.
D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Câu 5: Bệnh nào dưới đây có khả năng di truyền cho thế hệ sau?
A. Tiểu đường.
- B. Cảm lạnh.
- C. Viêm họng.
- D. Gãy xương.
Câu 6: Chọn đáp án đúng nhất.
Thành tựu nào sau đây là một ví dụ về ứng dụng của ngành di truyền học?
- A. Khám phá các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
- B. Phát triển kĩ thuật sản xuất thuốc từ thảo dược truyền thống.
C. Xác định gene gây bệnh và phát triển phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh di truyền.
- D. Tạo ra các loại cây trồng mới có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn.
Câu 7: Đặc điểm chính nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Mendel?
- A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.
- B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh.
C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt.
- D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt.
Câu 8: Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì
- A. thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.
- B. thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
- C. thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được.
D. thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.
Câu 9: Quan sát hình ảnh và cho biết thế hệ con đời thứ nhất có kiểu hình gì?
- A. 100% cây hoa tím nhạt.
- B. 50% cây hoa tím, 50% cây hoa trắng.
- C. 75% cây hoa tím, 25% cây hoa trắng.
D. 100% cây hoa tím.
Câu 10: Một phân tử DNA ở sinh vật nhân thực có số nucleotide loại C chiếm 15% tổng số nucleotide. Tỉ lệ số nucleotide loại T trong phân tử DNA này là
A. 35%.
- B. 15%.
- C. 20%.
- D. 25%.
Câu 11: Một gene ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nucleotide là A = T = 600 và G = C = 300. Tổng số liên kết hydrogen của gene là
- A. 1200.
- B. 1500.
- C. 1800.
D. 2100.
Câu 12: Một gene có 490 adenine và 3120 liên kết hydrogen. Tổng số nucleotide của gene là
- A. 1200 nucleotide.
B. 2400 nucleotide.
- C. 3600 nucleotide.
- D. 3120 nucleotide.
Câu 13: Trường hợp gene cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C thì số liên kết hydrogen trong gene sẽ thay đổi như thế nào?
- A. Giảm 1.
B. Tăng 1.
- C. Tăng 2.
- D. Giảm 2.
Câu 14: Đột biến không làm thay đổi số nucleotide nhưng làm thay đổi một liên kết hydrogen trong gene. Đó là dạng đột biến
A. thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide khác loại.
- B. thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide cùng loại.
- C. thêm một cặp A – T.
- D. Mất một cặp G – C.
Câu 15: Đột biến nào sau đây xảy ra trên gene không làm thay đổi số nucleotide của gene nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hydrogen trong gene?
A. Mất một cặp nucleotide.
- B. Thêm một cặp nucleotide.
- C. Thay cặp nucleotide A – T bằng cặp T – A.
- D. Thay cặp nucleotide A – T bằng cặp G – C.
Câu 16: Gene A có 900 nucleotide loại A, 600 nucleotide loại G bị đột biến thành gene a, gene a có 901 nucleotide loại A và 599 nucleotide loại G. Vậy dạng đột biến trên là
- A. Thêm một cặp A – T.
- B. Mất một cặp G – C.
- C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.
D. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp A – T.
Câu 17: Một gene ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nucleotide loại G của gene là 600. Sau đột biến, số liên kết hydrogen của gene là 3601. Hãy cho biết gene đã xảy ra dạng đột biến nào?
- A. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp A – T.
- B. Thêm một cặp G – C.
C. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.
- D. Mất một cặp A – T.
Câu 18: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là
- A. A liên kết với T, G liên kết với C.
B. A liên kết với U, G liên kết với C.
- C. A liên kết với G, T liên kết với C.
- D. A liên kết với C, G liên kết với T.
Câu 19: Sản phẩm của quá trình phiên mã là
- A. Protein.
- B. Polypeptide.
- C. DNA.
D. RNA.
Câu 20: Enzyme nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã?
- A. DNA polymerase.
- B. Amylase.
C. RNA polymerase.
- D. Protease.
Câu 21: Quá trình phiên mã là
A. quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang RNA.
- B. quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ RNA sang DNA.
- C. quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang protein.
- D. quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ RNA sang protein.
Câu 22: Cho biết các bộ ba trên mRNA mã hóa cho các amino acid tương ứng là
'5CUG3' – Leu; 5'GUC3', 5'GUG3' – Val; 5'ACG3' – Thr; 5'GCA3' – Ala.
Mạch khuôn của gene có trình tự đơn phân như sau: 5'CAG CGT GAC CAG CAT3'. Biết rằng có đột biến điểm xảy ra ở vị trí thứ 13 nhưng không làm thay đổi số liên kết hydrogen của gene. Đoạn gene đột biến này được phiên mã tổng hợp đoạn mRNA, sau đó dịch mã tổng hơp thành đoạn polypeptide có trình tự các amino acid là
A. Met – Leu – Val – Thr – Val.
- B. Met – Leu – Val – Thr – Leu.
- C. Met – Val – Thr – Leu – Leu.
- D. Met – Thr – Leu – Val – Thr.
Câu 23: Côn trùng bị giảm khả năng sinh sản do đột biến cấu trúc NST được sử dụng để phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền. Dạng đột biến đó là
- A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
- C. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
- D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 24: Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây ung thư máu ở người?
A. Chuyển đoạn NST số 22 sang NST số 9.
- B. Mất đoạn NST số 22.
- C. Lặp đoạn NST số 22.
- D. Đảo đoạn NST số 22.
Câu 25: Trên một câu hầu hết các cành có lá bình thường, duy nhất một cành có lá to. Cắt đoạn cánh có lá to đó rồi đem giâm, sau một thời gian người ta thu được cây có tất cả lá đều to. Giả thuyết nào sau đây giải thích đúng cho hiện tượng trên?
A. Cây lá to được hình thành do đột biến đa bội.
- B. Cây lá to được hình thành do đột biến gene.
- C. Cây lá to được hình thành do đột biến lệch bội.
- D. Cây lá to được hình thành do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
Câu 26: Trong giảm phân, từ 1 tế bào (2n) có thể tạo ra 4 tế bào con vì
A. quá trình giảm phân gồm hai lần phân bào.
- B. có hai tế bào thực hiện quá trình giảm phân.
- C. trong giảm phân NST đã nhân đôi hai lần.
- D. kì giữa của lần phân bào I các NST kép xếp thành 2 hàng.
Câu 27: Sản phẩm nào sau đây không phải là ứng dụng của quá trình giảm phân?
- A. Ngô CP 511.
- B. Bò thịt cao sản BBB.
C. Lúa gạo vàng.
- D. Lúa mì HD 2985.
Câu 28: Người bị tan máu di truyền (thalassemia) có biểu hiện
A. thiếu máu, ứ đọng sắt, biến dạng xương mặt và có tỉ lệ tử vong cao.
- B. thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi và khó thở.
- C. thiếu máu, sốt, rét run, biến dạng xương chi, mệt mỏi và khó thở.
- D. thiếu máu, da mất sắc tố, niêm mạc nhợt nhạt và có tỉ lệ tử vong cao.
Câu 29: Chọn câu trả lời đúng nhất: Tại sao việc sản xuất insulin từ vi khuẩn E.coli có nhiều ưu điểm hơn việc chiết insulin từ tuyến tụy của động vật?
- A. Vì insulin từ vi khuẩn E.coli có cấu trúc hoàn toàn giống với insulin ở người.
B. Vì sản xuất insulin từ vi khuẩn E.coli ít tốn kém và an toàn hơn so với việc chiết từ tuyến tụy của động vật.
- C. Vì insulin từ vi khuẩn E.coli có thể biến đổi gene để tạo ra các loại insulin mới các tác dụng tốt hơn.
- D. Vì vi khuẩn E.coli có khả năng chống chịu tốt trong điều kiện môi trường cơ thể người.
Câu 30: Cho các ứng dụng sau:
(1) Tạo bò hướng thịt ở Việt Nam bằng cách sử dụng bò đực Zebu và bò cái Việt Nam.
(2) Giống lúa gạo vàng mang gene quy định tổng hợp β-carotene.
(3) E.coli sản xuất somatostatin - một loại hormone đặc biệt được tổng hợp tại não người và động vật.
(4) Dâu Bắc Ninh được xử lí bằng Colchicine tạo ra giống tam bội.
(5) Giống lúa MT1 được tạo ra do lúa Mộc Tuyền xử lí bằng tia gamma.
(6) Bò sản xuất sữa được protein C chữa máu vón cục gây tắc mạch ở người.
Ứng dụng công nghệ di truyền là
- A. 1, 2, 4, 6.
- B. 2, 3, 4, 5.
C. 2, 3, 5, 6.
- D. 1, 2, 3, 4.
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận