Tắt QC

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Ôn tập chủ đề 3: Điện (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 cánh diều Ôn tập chủ đề 3: Điện (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Đại lượng nào đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện của đoạn dây dẫn?

  • A. Cường độ dòng điện.
  • B. Hiệu điện thế.
  • C. Điện trở.
  • D. Vật liệu làm dây dẫn.

Câu 2: Đơn vị của điện trở suất là gì?

  • A. Ω.
  • B. Ωm.
  • C. m.
  • D. m2.

Câu 3: Nếu giảm chiều dài đoạn dây dẫn đi 3 lần thì điện trở của đoạn dây sẽ thay đổi như thế nào?

  • A. Tăng lên 3 lần.
  • B. Tăng lên 9 lần.
  • C. Giảm đi 3 lần.
  • D. Giảm đi 9 lần.

Câu 4: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, tiết diện dây thứ nhất gấp 2 lần dây thứ hai. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. R2 = 2R1.
  • B. R1 = 2R2.
  • C. R2 > 2R1.
  • D. R2 < R1.

Câu 5: Đặt vào đoạn dây dẫn một hiệu điện thế 10 V, cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn có giá trị là 1,6 A. Điện trở của dây dẫn này là

  • A. 6,25 Ω.
  • B. 16 Ω.
  • C. 16,25 Ω.
  • D. 6 Ω.

Câu 6: Đường đặc trưng vôn - ampe của một vật dẫn được biểu diễn như hình vẽ. Điện trở của vật dẫn này là

TRẮC NGHIỆM 

  • A. 2 Ω.                             
  • B. 4 Ω.                             
  • C. 6 Ω.                             
  • D. 3 Ω.

Câu 7: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp?

  • A. R = R­1 = R2.
  • B. R = R1 + R2.
  • C. R = |R1 – R2|.
  • D. R = R1 ≠ R2.

Câu 8: Trong mạch điện gồm hai điện trở R1 = 3 Ω và R2 = 4 Ω mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của mạch là

  • A. 3 Ω.
  • B. 4 Ω.
  • C. 1 Ω.
  • D. 7 Ω.

Câu 9: Cho ba điện trở R1 = 2 Ω, R2 = 3 Ω, R3 = 4 Ω. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm ba điện trở này mắc nối tiếp là

  • A. 2 Ω.
  • B. 4 Ω.
  • C. 6 Ω.
  • D. 9 Ω.

Câu 10: Hai điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 15 Ω mắc nối tiếp với nhau và mắc vào hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là 3 V. Hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện là

  • A. 7,5 V.
  • B. 3 V.
  • C. 5 V.
  • D. 10,5 V.

Câu 11: Một mạch điện có hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 24 V thì cường độ dòng điện chạy qua mạch là 6 A. Người ta nối thêm một điện trở Rx­ ­vào mạch điện để cường độ giảm xuống còn 2 A. Giá trị Rx có thể là

  • A. 8 Ω.
  • B. 6 Ω.
  • C. 4 Ω.
  • D. 2 Ω.

Câu 12: Hiệu điện thế trong đoạn mạch có hai điện trở mắc song song được xác định bởi công thức nào?

  • A. U = U­1 = U2.
  • B. U = U1 + U2.
  • C. U = |U1 – U2|.
  • D. U = U1 ≠ U2.

Câu 13: Trong mạch điện gồm hai điện trở R1 = 3 Ω và R2 = 6 Ω mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của mạch là

  • A. 2 Ω.
  • B. 4 Ω.
  • C. 1 Ω.
  • D. 9 Ω.

Câu 14: Cho đoạn mạch AB có R1 và R2 mắc song song, biết R1 = 10 Ω, R2 = 30 Ω và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch điện là UAB = 30 V. Điện trở tương đương của đoạn mạch điện AB là

  • A. 4 Ω.
  • B. 7,5 Ω.
  • C. 10 Ω.
  • D. 30 Ω.

Câu 15: Hai điện trở R1 = 6 Ω, R2 = 3 Ω mắc song song với nhau và mắc vào hai cực của nguồn điện. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 6 V. Điện trở và cường độ dòng điện qua mạch chính là

  • A. R = 2 Ω, I = 3 A.
  • B. R = 9 Ω, I = 0,6 A.
  • C. R = 9 Ω, I = 3 A.
  • D. R = 2 Ω, I = 1,5 A.

Câu 16: Mắc hai điện trở R1 và R2 vào mạch điện có hiệu điện thế U = 1,8 V. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở vào mạch điện thì cường độ dòng điện đi qua là 0,2 A, nếu mắc song song hai điện trở vào mạch điện thì cường độ dòng điện đi qua là 0,9 A. Giá trị R1 và R2

  • A. R1 = 3 Ω, R2 = 6 Ω.
  • B. R1 = 2 Ω, R2 = 7 Ω.
  • C. R1 = 8 Ω, R2 = 1 Ω.
  • D. R1 = 2 Ω, R2 = 4 Ω.

Câu 17: Đơn vị của công suất điện là gì?

  • A. Oát (W).
  • B. Jun (J).
  • C. Vôn trên mét (V/m).
  • D. Ampe (A).

Câu 18: Công thức tính năng lượng của dòng điện là

  • A. P = U/t.
  • B. P = UIt.
  • C. P = UI.
  • D. P = U/I.

Câu 19: Quạt điện là dụng cụ biến đổi năng lượng điện năng thành năng lượng nào?

  • A. Quang năng.
  • B. Nhiệt năng.
  • C. Cơ năng.
  • D. Hóa năng.

Câu 20: Công suất điện không thể tính bằng công thức nào?

  • A. P = UI.
  • B. P = I2R.
  • C. P = U2/R.
  • D. P = R/U.

Câu 21: Một bóng đèn điện có ghi 220V - 100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn này được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?

  • A. 12 kW.h
  • B. 400 kW.h
  • C. 1440 kW.h
  • D. 43200 kW.h.

Câu 22: Một acquy ô tô 12 V cung cấp dòng điện có cường độ 5 A trong thời gian 2 giờ. Năng lượng mà acquy cung cấp trong thời gian này là

  • A. 864 000 J
  • B. 432 000 J.
  • C. 360 000 J.
  • D. 125 000 J.

Câu 23: Sơ đồ nào dưới đây biểu diễn mạch điện gồm 2 điện trở mắc song song?

TRẮC NGHIỆM 

  • A. Hình 1.
  • B. Hình 2.
  • C. Hình 3.
  • D. Hình 4.

Câu 24: Điện trở của một đoạn dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. Chiều dài dây dẫn.
  • B. Tiết diện dây dẫn.
  • C. Điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn.
  • D. Hình dạng dây dẫn.

Câu 25: Cho đoạn mạch điện AB như hình bên. Biết UAB = 54 V, R1 = 9 Ω và R2 = 18 Ω. Số chỉ của ampe kế là

TRẮC NGHIỆM 

  • A. 4 A.
  • B. 3 A.
  • C. 9 A.
  • D. 2 A.

Câu 26: Mắc hai điện trở R1 và R2 vào mạch điện có hiệu điện thế U = 6 V. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở vào mạch điện thì cường độ dòng điện đi qua là 0,24 A, nếu mắc song song hai điện trở vào mạch điện thì cường độ dòng điện đi qua là 1 A. Giá trị R1 và R2

  • A. R1 = 3 Ω, R2 = 6 Ω.
  • B. R1 = 5 Ω, R2 = 10 Ω.
  • C. R1 = 10 Ω, R2 = 15 Ω.
  • D. R1 = 20 Ω, R2 = 15 Ω.

 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác