Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
CHỦ ĐỀ 4: TẾ BÀO
BÀI 7: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được “Tế bào là gì?”
- Vẽ và chú thích được sơ đồ cấu tạo tế bào với ba thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
- Phân biệt được tế bào thực vật, tế bào động vật một cách sơ lược.
- Quan sát được tế bào dưới kính hiển vi.
2. Kỹ năng
- Hình thành kĩ năng ghi vở thực hành khi quan sát và tranh luận về “tế bào”.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ thực vật, động vật
4. Các năng lực, phẩm chất
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu tế bào là gì?
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Kính hiển vi, củ hành tây, tép bưởi.
2. HS: Nghiên cứu trước bài
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Tổ chức cho các nhóm chơi xếp hình, ghép một ngôi nhà theo ý tưởng của mình.
Sau khi ghép xong yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
? Để tạo được ngôi nhà đó, em đã dùng bao nhiêu mảnh ghép.
? Mỗi mảnh ghép đó có vai trò ntn để tạo nên ngôi nhà....
HS: Tiến hành lắp ghép ngôi nhà theo nhóm
+ Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi yêu cầu như SHD, đại diện các nhóm cho ý kiến
+ Các nhóm hoặc cá nhân khác có thể bổ xung.
GV: Nhận xét và cho HS liên hệ quan sát hình vẽ Tr61 để thấy được cách người ta xây dựng một ngôi nhà. Từ đó dẫn dắt sang phần B A. Hoạt động khởi động
+ Số lượng mảnh ghép: tùy theo nhóm
+ Mỗi mảnh ghép giống như một đơn vị cấu tạo để tạo nên ngôi nhà...
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
GV: chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: Kính hiển vi, lam kính, củ hành
+ Làm tiêu bản quan sát biểu bì vảy hành, sau đó yêu cầu các nhóm lần lượt quan sát và vẽ hình vào vở của mình.
+ Đồng thời quan sát hoạt động của HS trong quá trình các em thực hành và giúp đỡ HS nếu các em cần.
HS: nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó tiến hành quan sát và vẽ lại hình
+ Cá nhân tự thu thập và ghi nhớ kiến thức.
GV: nhận xét, chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Quan sát biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi
Mỗi ô nhỏ trong tiêu bản quan sát chính là một tế bào biểu bì vảy hành
Liên hệ vai trò của tế bào vảy hành đối với cây hành (giống như một viên gạch trong cả một ngôi nhà).
GV: yêu cầu HS tự đọc thông tin và ghi tóm tắt vào vở
HS: Tiếp tục đọc thông tin và ghi tóm tắt vào vở nội dung trong khung màu hồng và ghi vào vở
GV: cho HS quan sát thêm về tế bào tép bưởi có kích thước lớn hơn các tế bào khác và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Liên hệ thực tế.
HS: quan sát hình, liên hệ thực tế tìm thêm một số tế bào thực vật khác có thể quan sát bằng mắt thường. 2. Đọc thông tin và ghi tóm tắt vào vở
- Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
- Mỗi cơ thể có thể gồm một hoặc nhiều tế bào.
- Đa số tế bào có kích thước rất nhỏ (quan sát dưới kính hiển vi). Một số tế bào có kích thước lớn có thể nhìn được bằng mắt thường (VD: tế bào tép bưởi).
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Đọc và nghiên cứu trước nội dung B.3, 4 và C.