Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Các loại tế bào (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 8: CÁC LOẠI TẾ BÀO (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được tế bào động vật với tế bào thực vật và tế bào vi khuẩn. Kể tên được một vài loại tế bào động vật và một vài loại tế bào thực vật.
- Bước đầu làm quen với khái niệm, “cơ quan” qua hình vẽ các loại tế bào khác nhau.
- Phát triển ngôn ngữ nói và viết thông qua tranh luận, viết tóm tắt về “các loại tế bào”
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng ghi vở thực hành khi quan sát và tranh luận về “sinh giới”, “các loại tế bào”.
3. Thái độ
- Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học qua nghiên cứu về “sinh giới”, “té bào”. Tình thần, thái độ hợp tác giúp nhau trong học tập, tranh luận về “các loại tế bào”.
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu các loại tế bào
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Tranh hình
2. HS: Nghiên cứu trước bài
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Cho HS làm việc theo nhóm, sau đó thực hiện các yêu cầu ở phần khởi động
+ Yêu cầu 1 vài HS báo cáo kết quả
HS: Mỗi nhóm h/s tự tập trung các đồ dùng học tập của cá nhân, đọc các yêu cầu, sau đó phân đôi (giải thích nghĩa của các vật đó theo nguyên tắc “lưỡng phân”)
+ Sau đó trao đổi với bạn bên cạnh và giải thích với bạn câu trả lời của mình.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: yêu cầu mỗi nhóm tự vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm vào vở thực hành.
HS: vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm theo nhóm A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
GV: Cho HS tự quan sát hình đọc thông tim để tìm ra các điểm khác nhau giữa 3 loại tế bào.
HS: tự quan sát hình, sau đó thảo luận với các bạn trong nhóm tìm hiểu về đặc điểm của 3 loại tế bào.
GV: Yêu cầu HS tiếp tục làm việc theo cặp đôi tìm TBTV và TBĐV có mấy loại ở hình 8.2 trang 46, 47/SHD
HS: Thực hiện nhiệm vụ GV giao
GV: Yêu cầu HS tiếp tục đọc thông tin trong khung tr.47, 48/SHD và quan sát hình 8.3 để tự nhận biết về tế bào cấu tạo nên các mô, cơ quan và cơ thể sinh vật.
HS: Cá nhân HS tự đọc thông tin, quan sát hình ghi nhận kiến thức, trao đổi với các thành viên trong nhóm tự ghi nhớ kiến thức vào vở
GV cho 1 HS tóm tắt nội dung tiết học.
HS: tóm tắt nội dung đã học của tiết học. B. Hoạt động hình thành kiến thức
Ví dụ như:
+ Chưa có màng nhân: TB vi khuẩn.
+ Không có thành tế bào: TB động vật.
+ Có không bào: TB thực vật
+ TBTV: có tế bào lỗ khí, mô biểu bì,
+ TBĐV: có TB hồng cầu, TB cơ, TB thần kinh, có mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô cơ tim.
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Đọc và nghiên cứu trước phần C, D, E còn lại.