Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Quan hệ giữa động vật và con người (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 21: QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG VẬT VỚI CON NGƯỜI (T4)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được lợi ích và tác hại của động vật đối với con người.
- Nêu được một số biện pháp nhằm bảo tồn đa dạng động vật.
- Biết cách chăm sóc các vật nuôi trong gia đình và địa phương.
- Lập được bảng thống kê các vật nuôi hiện có ở địa phương.
- Mô tả được những tác động của con người đối với động vật.
- Phân tích được mối quan hệ phụ thuộc giữa con người và động vật.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức biết yêu quý và bảo vệ động vật.
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Vai trò của dộng vật đối với con người
- Ảnh hưởng của con người đối với động vật
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, tranh hình (nếu có)
2. HS: Nghiên cứu trước nội dung trước bài.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: yêu cầu cá nhân HS tự liên hệ địa phương mình tìm hiểu và hoàn thành bảng 1, 2 trang 23, 24.
HS: hoạt động độc lập, cá nhân tự liên hệ tìm hiểu ở địa phương hoàn thành bảng 1, 2 trang 23, 24.
+ Đại diện một vài HS trình bày trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và viết báo cáo về các nội dung sau:
+ Biện pháp giữ gìn vệ sinh chuồng trại
+ Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi ở địa phương
+ Biện pháp dấu tranh sinh học, cho VD
+ Biện pháp phòng chống các bệnh do ĐV gây nên cho con người.
+ Biện pháp tạo mối quan hệ bền vững giữa con người và động vật.
HS tiếp tục thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi và viết thành báo cáo
- Đại diện 1 vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Lớp nhận xét, cho ý kiến bổ xung, hoàn thiện kiến thức.
GV đánh giá kết quả. C. Hoạt động luyện tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: hướng dẫn cho HS nội dung của mục này và yêu cầu HS về học ở nhà.
HS: Cá nhân HS tự học ở nhà. D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: yêu cầu HS tự sưu tầm tư liệu (ở nhà hoặc thư viện nhà trường (nếu có)) đọc kỹ các yêu cầu, nội dung câu hỏi của hoạt động E và viết thành báo cáo các nội dung đó.
HS: cá nhân tự sưu tầm tài liệu trả lời các nội dung yêu cầu và viết thành báo cáo. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
3. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các nội dung đã học.
- Đọc và nghiên cứu nội dung bài 22.