Giáo án PTNL bài 21: Quang hợp (Tiết 1)
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 21: Quang hợp (Tiết 1). Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:……….
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
Tiết số:................
Bài 21: QUANG HỢP (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi.
- Giải thích được 1 vài hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích thí nghiệm, quan sát hiện tượng rút ra kết luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây.
4. Năng lực
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Dung dịch iôt, lá khoai lang, ống nhỏ.
- Kết quả của thí nghiệm: 1 vài lá đã thử dung dịch iôt... tranh phóng to hình 2 1.1; 2 1.2 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Mang thí nghiệm đã chuẩn bị đến lớp.
- Ôn lại kiến thức tiểu học về chức năng của lá.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
1/ Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào?
2/ Vì sao có rất nhiều loại lá mặt trên thường có màu sẫm hơn mặt dưới?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Bước 1: Giáo viên: Ta đã biết, khác hẳn với động vật, cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình.Vậy do đâu mà lá cây làm được điều này
Học sinh: Do lá có nhiều lục lạp.
Bước 2: Giáo viên: Vậy lá cây chế tạo được chất gì và trong điều kiện nào, khí mà lá thải ra trong quá trình này là gì? Đề trả lời câu hỏi đó cô và trò chúng ta sẽ tìm hiểu qua các thí nghiệm trong bài học ngày hôm nay
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên và HS | Nội dung, yêu cầu cần đạt |
Hoạt động 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi. Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK trang 68, 69. - Giáo viên: yêu cầu đại diện một nhóm mô tả lại thí nghiệm đã tiến hành, báo cáo kết quả. - Giáo viên: cho học sinh thảo luận nhóm trao đổi để trả lời 3 câu hỏi. - Học sinh đọc mục , kết hợp với hình 2 1.1 SGK trang 68, 69. - Đại diện học sinh trình bày: GV cho các nhóm thảo luận kết quả của nhóm (như SGV). ? Việc bịp lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì ? ? Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm chế tạo được ra tinh bột ? Vì sao em biết ? ? Qua thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì ? - Học sinh trả lời 3 câu hỏi ở mục . - Học sinh mang phần tự trả lời của mình thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến. -> Không cho ánh sáng vào phần bịt. -> tinh bột chuyển sang màu xanh. Bước 2: Giáo viên nghe, bổ sung, sửa chữa và nêu ý kiến đúng, cho học sinh quan sát kết quả thí nghiệm của giáo viên để khẳng định kết luận của thí nghiệm. - Đầu tiên nhỏ iôt vào củ khoai lang đã luộc chín. - Nhỏ iôt vào lá rau khi đã đun cách thuỷ bằng cồn và rửa sạch. Bước 3: Giáo viên cho học sinh rút ra kết luận. - Giáo viên: treo tranh yêu cầu 1 học sinh nhắc lại thí nghiệm và kết luận của hoạt động này. Bước 4: Giáo viên mở rộng: Từ tinh bột và các muối khoáng hoà tan khác lá sẽ tổng hợp thành các chất hữu cơ cần thiết cho mọi hoạt động sống của cây. Hoạt động 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột Mục tiêu: Giải thích được 1 vài hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh. Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS, nghiên cứu SGK trang 69, 70 và quan sát hình 2 1.2 sgk. - Mô tả cách tiến hành thí nghiệm. - Chất khí nào của không khí duy trì sự cháy, sự sống - Học sinh đọc mục , quan sát hình 2 1.2, trao đổi nhóm trả lời 3 câu hỏi mục , thống nhất ý kiến. - Yêu cầu: + Dựa vào kết quả của thí nghiệm 1, xác định cành rong ở cốc B chế tạo được tinh bột vì có ánh sáng chiếu vào, có bọt khí thoát ra từ cành rong . + Chất khí ở cốc B là khí oxi vì nó làm tàn đóm bùng cháy. Bước 2: Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm thực hiện lệnh skg/ 70. - Giáo viên: gợi ý: Học sinh dựa vào kết quả của thí nghiệm 1 và chú ý quan sát ở đáy 2 ống nghiệm. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhóm lên trình bày kết quả, cả lớp thảo luận và bổ sung. Bước 3: Giáo viên quan sát lớp, chú ý nhóm học sinh yếu để hướng dẫn thêm (chất khí duy trì sự cháy). - Giáo viên: cho các nhóm thảo luận kết quả tìm ý kiến đúng. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - Các nhóm nghe và tự sửa nếu cần. Bước 4: Giáo viên nhận xét và đưa đáp án đúng, cho học sinh rút ra kết luận. | 1. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng
- Lá chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột - Lá nhả ra khí ôxi trong quá trình chế tạo tinh bột.
|
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
1/Tại sao về mùa hè khi trời nắng nóng đứng dưới bóng vây to lại thấy mát và dễ thở?
2/ Khi có ánh sáng lá cây sẽ chế tạo ra
A. Chất béo. B. Tinh bột.
C. Chất đạm. D. Khí ô xi và khí cacbonic
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Giáo viên yêu cầu học sinh mang mẫu vật của mình ra để trên mặt bàn kết hợp với một số mẫu cô đưa ra. Hãy tìm những lá có hai mặt lá màu hông giống nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá?
4. Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại kiến thức về chức năng của rễ.
- Đọc trước bài : Quang hợp (tiếp theo).
* Rút kinh nghiệm bài học:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 6
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức