Giáo án PTNL bài 29: Các loại hoa
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 29: Các loại hoa. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:………
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
Tiết số:................
Bài 29: CÁC LOẠI HOA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và hoa lưỡng tính.
- Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích thực vật, bảo vệ hoa và thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV:
Mẫu vật: một số mẫu hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm, tranh ảnh về các loại hoa.
2. Chuẩn bị của HS: Mang các loại hoa như đã dặn.
Kẻ bảng SGK trang 97 vào vở.
Xem lại kiến thức về các loại hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống :
Hoa gồm các bộ phận chính: …..(1)………….. . Đài và tràng làm thành ….(2)… bảo vệ nhị và nhuỵ. Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc của cánh hoa …(3)… tuỳ loại. Nhị có nhiều hạt phấn mang …..(4)….. . Nhuỵ có bầu chứa…. (5)…. Mang tế bào sinh dục cái. Nhị và nhuỵ là bộ phận …. (6) …. Chủ yếu của hoa.
2. Bài học
A. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Hoa của các loại cây rất khác nhau. Làm thế nào để phân chia hoa thành các nhóm? Dưạ vào bộ phận sinh sản, số lượng, đặc điểm của cánh hoa hay cách xếp hoa trên cây? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu:
B. Hình thành kiến thức:
Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
Mục tiêu: Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và hoa lưỡng tính.
Hoạt động của GV Bước 1: Giáo viên yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để quan sát, hoàn thành cột 1, 2, 3 ở vở. - Giáo viên: yêu cầu học sinh chia hoa thành 2 nhóm. Bước 2: Giáo viên cho học sinh cả lớp được thảo luận kết quả. |
Hoạt động của HS - Từng học sinh lần lượt quan sát các hoa của các nhóm, hoàn thành cột 1, 2, 3 trong bảng ở vở bài tập. - Học sinh tự phân chia hoa thành 2 nhóm, viết ra giáy |
- Giáo viên: giúp học sinh sửa bằng cách thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập dưới bảng SGK. - Giáo viên: cho học sinh hoàn thiện nốt bảng liệt kê. Bước 4: Giáo viên giúp học sinh điều chỉnh chỗ còn sai sót. - Giáo viên: đưa câu hỏi củng cố: dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa? thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? - Giáo viên: gọi 2 học sinh lên bảng nhặt trên bàn để riêng những hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. |
- Một số học sinh đọc bài của mình, học sinh khác chú ý bổ sung.
- Học sinh nêu được: Nhóm 1: Có đủ nhị, nhuỵ. Nhóm 2: có nhị hoặc có nhuỵ. - Học sinh chọn từ thích hợp hoàn thành bài tập 1 và 2 SGK trang 97.
- Học sinh tự điền nốt vào cột của bảng ở vở. - 1 vài học sinh đọc kết quả cột 4, học sinh khác góp ý.
|
Tiểu kết:
- Có 2 loại hoa:
+ Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhuỵ.
Hoa đực: hoa chỉ có nhị
Hoa cái: hoa chỉ có nhụy
+ Hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhuỵ.
Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây
Mục tiêu: Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Bước 1: Giáo viên bổ sung thêm một số VD khác về hoa mọc thành cụm như: hoa ngâu, hoa huệ, hoa phượng.... bằng mẫu thật hay bằng tranh (đối với hoa cúc, giáo viên nên tách hoa nhỏ ra để học sinh biết). ? Qua bài học em biết được điều gì? |
Bước 2: Học sinh đọc mục , quan sát hình 29.2 và tranh ảnh hoa sưu tầm để phân biệt 2 cách xếp hoa và nhận biết qua tranh hoặc mẫu. Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, học sinh khác nhận xét, bổ sung. |
Tiểu kết:
- Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, có thể chia ra 2 cách mọc hoa
+ Mọc đơn độc: Ví dụ: hoa hồng
+ Mọc thành cụm: Ví dụ: hoa cúc, hoa hướng dương
3. Củng cố
Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Giáo viên: củng cố nội dung bài.
4. Vận dụng, sáng tạo:
Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống.
+ Những cây có đủ nhị và nhuỵ gọi là ……..
+ Những hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ gọi là …………..
+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa ………….
+ Hoa đơn tính chỉ có nhuỵ gọi là hoa ………….
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn các nội dung đã học từ chương I đến chương VI, trọng tâm từ chương IV đến chương VI.
- Chuẩn bị ôn tập tiết 35
* Rút kinh nghiệm bài học:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 6
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức