Giáo án VNEN bài Quan hệ giữa động vật và con người (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Quan hệ giữa động vật và con người (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Giáo án VNEN bài Quan hệ giữa động vật và con người (T2)
Tuần: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: BÀI 21: QUAN HỆ GIỮA ĐỘNG VẬT VỚI CON NGƯỜI (T2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được lợi ích và tác hại của động vật đối với con người. - Nêu được một số biện pháp nhằm bảo tồn đa dạng động vật. - Biết cách chăm sóc các vật nuôi trong gia đình và địa phương. - Lập được bảng thống kê các vật nuôi hiện có ở địa phương. - Mô tả được những tác động của con người đối với động vật. - Phân tích được mối quan hệ phụ thuộc giữa con người và động vật. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức biết yêu quý và bảo vệ động vật. 4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS - Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn... - Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương... II. TRỌNG TÂM - Vai trò của dộng vật đối với con người - Ảnh hưởng của con người đối với động vật III. CHUẨN BỊ 1. GV: Giáo án, tranh hình (nếu có) 2. HS: Nghiên cứu trước nội dung trước bài. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Hình thức tổ chức dạy học - HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học 2. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm 3. Kĩ thuật - Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Các hoạt động học Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ. 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ. GV: yêu cầu HS quan sát hình 21.2 điền tên các con vật vào mỗi hình tương ứng. HS: quan sát hình, điền tên con vật - 1 vài HS cho đáp án, lớp nhận xét GV: Đặt câu hỏi: + Ngoài các con vật trên, hãy kể tên những ĐV khác sống trong tự nhiên? + Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng SHD. HS nêu được ngoài những con vật trên còn có những ĐV khác sống trong tự nhiên như hổ, báo, hươu, nai, sử tử, voi… + Thảo luận nhóm hoàn thành bảng +Đại diện đưa đáp án, lớp nhận xét, bổ xung hoàn thiện bảng đúng. GV chốt lại bảng đúng cho HS B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Vai trò của ĐV đối với con người b) Vai trò của động vật sống trong tự nhiên đối với con người: Tên ĐV sống trong môi trường tự nhiên Môi trường sống Vai trò đối với con người (Liệt kê cả mặt có ích và có hại của ĐV sống trong môi trường tự nhiên đối với con người ) 1. Hổ Trên cạn - Có ích: Sinh thái bền vững ... - Có hại: Gây nguy hiểm đến tính mạng con người và 1 số ĐV khác 2. Voi Trên cạn - Có ích: Sinh thái bền vững, cung cấp sức kéo, làm du lịch - Có hại: Nguy hiểm cho tính mạng con người 3. Ngựa Trên cạn - Có ích: Cung cấp sức kéo, thực phẩm tiêu dùng - Có hại: Có thể truyền bệnh cho người. 4. Cá thu Dưới nước - Có ích: Cung cấp sản phẩm tiêu dùng - Có hại: Có thể truyền bệnh cho con người 5. Chim bồ câu Trên cạn - Có ích: Có giá trị văn hóa, cung cấp thực phẩm - Có hại: Có thể truyền bệnh cho con người 6. Cá chép Dưới nước - Có ích: Cung cấp sản phẩm tiêu dùng - Có hại: Có thể truyền bệnh cho con người GV: Yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trang 21. HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm đưa ra các câu trả lời đúng. - Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ các động vật hoang dã. - Lớp có thể bổ xung, tự rút ra kết luận. GV đánh giá, kết luận - Một số động vật sống trong môi trường tự nhiên: ngựa, hổ, voi, khỉ, sư tử, rắn... - Môi trường sống của động vật hoang dã: trên cạn, dưới nước, trong đất... - Các biện pháp bảo vệ các động vật hoang dã: + Cấm săn bắt động vật hoang dã + Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên + Bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường sống cho động vật hoang dã. 3. Hướng dẫn về nhà - Xem lại các nội dung đã học. - Đọc và nghiên cứu nội dung phần B.2

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 6

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học tự nhiên 6, giáo án khoa học tự nhiên 6 môn sinh, giáo án VNEN sinh 6, giáo án chi tiết bài 21: Quan hệ giữa động vật và con người, giáo án 5 hoạt động khoa học tự nhiên 6

Tải giáo án:

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo