Giáo án PTNL bài 1+2: Đặc điểm của cơ thể sống - Nhiệm vụ của sinh học
Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 1+2: Đặc điểm của cơ thể sống - Nhiệm vụ của sinh học. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
![Giáo án PTNL bài 1+2: Đặc điểm của cơ thể sống - Nhiệm vụ của sinh học](https://s3.tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/untitled_445.png)
Tuần:………..
Ngày soạn:….
Ngày dạy:................……
Tiết số:...............………
MỞ ĐẦU SINH HỌC
Bài 1, 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG - NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ.
- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, suy luận.
- Rèn khả năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
4. Năng lực:
- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh, mẫu vật về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Hòn đá, một đồ vật, một cây xanh, tranh ảnh về động vật.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh môi nhóm nêu một số sinh vật gần gũi xung quanh cuộc sống của các em?
Học sinh: Cây bàng, con gà, con lợn, con trâu, cây lúa…..
Bước 2: Giáo viên: Em hãy cho biết những sinh vật trên có tác động như thế nào tới cuộc sống của chúng ta?
Học sinh: Giúp ích cho cuộc sống của con người.
Bước 3: Giáo viên: Vậy sinh vật có hại cho con người không?
Học sinh: Có thể trả lời đúng hoặc sai.
Bước 4: Những vấn đề trên là 1 phần của nội dung “nhiệm vụ của sinh học” chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động Khởi động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung, yêu cầu cần đạt | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. (3’) Mục tiêu: Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng Bước 1: - Giáo viên: cho học sinh kể tên một số, cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây, 1 con, 1 đồ vật. - Học sinh tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn ... cái bàn, ghế. Bước 2: - Giáo viên: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi : - Con cá, cây đậu cần điều kiện gì để sống? - Cái bàn (hòn đá) có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không? - Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước? - Yêu cầu thấy được con cá và cây đậu được chăm sóc lớn lên còn hòn đá không thay đổi. Bước 3: Giáo viên chữa bài bằng cách gọi học sinh trả lời. Bước 4: Giáo viên tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống. - Giáo viên: yêu cầu học sinh rút ra kết luận. - Một vài học sinh bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 2: Đặc điểm của cơ thể sống (13’) Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ. Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát bảng SGK trang 6, giáo viên giải thích tiêu đề của cột 3 và cột 6 và 7. - Học sinh quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7. Bước 2: Giáo viên giải thích giúp học sinh hiểu: + Trao đổi chất: Lấy các chất cần thiết và loại bỏ chất thải ra ngoài. VD: Quá trình quang hợp, quá trình hô hấp,... + Lớn lên: Sinh trưởng và phát triển. VD: Sự lớn lên của cây bưởi, con gà,... + Sinh sản: VD: Sự ra hoa, kết quả của cây phượng, mèo đẻ con,... + Cảm ứng VD: Hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động độc lập, giáo viên kẻ bảng SGK vào bảng phụ. - Học sinh hoàn thành bảng SGK trang 6 (Học sinh điền vào vở luyện tập) `- Một học sinh lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng của giáo viên, học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Học sinh ghi tiếp các ví dụ khác vào bảng. Bước 4: Giáo viên chữa bài bằng cách gọi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét. - Giáo viên: hỏi: qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống? Đáp án Bảng SGK/6 | 1. Nhận dạng vật sống và vật không sống - Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản.
2. Đặc điểm của cơ thể sống: + Trao đổi chất với môi trường. + Lớn lên và sinh sản.
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Sinh vật trong tự nhiên (8’) a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật Bước 1: Giáo viên: yêu cầu học sinh làm bài tập mục trang 7 SGK. - Qua bảng thống kê em có nhận xét về thế giới sinh vật? (gợi ý: nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với người? ...) - Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì? Bước 2: Học sinh hoàn thành bảng thống kê trang 7 GSK (ghi tiếp 1 số cây, con khác). Bước 3: Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét. Bước 4: Rút ra kết luận: sinh vật đa dạng.
Hoạt động 4: Nhiệm vụ của sinh học (8’) Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 8 và trả lời câu hỏi: - Chương trình Sinh học THCS gồm các phần nào ? - Nhiệm vụ của sinh học là gì? Vì sao sinh học lại có nhiệm vụ đó. - Nhiệm vụ của Thực vật học là gì ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu Thực vật học. - Học sinh đọc thông tin SGK từ 1-2 lần, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi. Bước 2: Giáo viên gọi 1-3 học sinh trả lời. Bước 3: Giáo viên cho 1 học sinh đọc to nội dung: nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe. - Theo các em thế nào là sử dụng hợp lí thực vật ? - Học sinh nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của bạn. - Học sinh nhắc lại nội dung vừa nghe. | 3. Sinh vật trong tự nhiên: a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật: Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên : Sinh vật được chia thành 4 nhóm chính: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật.
4. Nhiệm vụ của sinh học: - Nhiệm vụ của sinh học (SGK trang 8) - Nhiệm vụ của thực vật học (SGK trang 8) |
Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.
- Giáo viên: yêu cầu học sinh làm bài tập trắc nghiệm.
Chọn đáp án đúng:
1/ Trong những nhóm vật sau đây, nhóm nào gồm toàn vật sống?
- Cây tre, con cóc, con khỉ, cây cột điện.
- Cây nến, con mèo, con lật đật, cây xương rồng.
- Cây táo, cây ổi, con gà, con chó.
- Cây cà phê, cái thước kẻ, con dao, con cá.
2/ Đặc điểm chung của cơ thể sống là:
- Có sự trao đổi chất với môi trường. B. Có khả năng di chuyển.
C. Có khả năng sinh sản. D. Cả A, B và C.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)
- Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Là học sinh em phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của sinh học và thực vật học?
4. Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Làm bài tập trong vở Luyện tập Sinh học.
- Chuẩn bị: 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên.
- Đọc trước Bài 3/ SGK, sưu tầm tranh ảnh và tìm hiểu thêm thông tin về một số loài thực vật.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án môn sinh 6
Tải giáo án:
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức