Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Hô hấp ở cây xanh (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 14: HÔ HẤP Ở CÂY XANH (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được “Hô hấp là gì? ”
- Kể tên được các nguyên liệu và sản phẩm của hô hấp.
- Nêu được vai trò của hô hấp đối với cây xanh.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế.
- Làm được thí nghiệm phát hiện khí cacbonic là sản phẩm của quá trình hô hấp.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện được kĩ năng quan sát, so sánh phân tích thí nghiệm
3. Thái độ
- Có thái độ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu sự hô hấp ở cây xanh
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, thực hiện trước thí nghiệm.
2. HS: Nghiên cứu trước bài.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi trong SHD
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi
GV: Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thí nghiệm gọi đại diện 1 HS lên thực hiện
- Yêu cầu lớp quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó.
HS: Đại diện 1 HS lên thực hiện thí nghiệm.
- Lớp quan sát hiện tượng, ghi chép và giải thích
A. Hoạt động khởi động
1. Trả lời câu hỏi
2. Thí nghiệm thổi vào nước vôi trong
Khi ta thổi hơi vào cốc nước vôi trong thì lúc đầu nước vôi đang trong, không màu trở nên đục, vẩn. Nhưng tiếp tục thổi, ta thấy dung dịch trong cốc biến trở lại thành trong suốt.
Giải thích: Là do nước vôi chứa trong cốc khi gặp phải khí cacbonic có trong hơi bạn thở ra sẽ phản ứng tạo ra CaCO3. CaCO3 là những hạt rất nhỏ, không dễ lắng, kết tủa nên lơ lửng trong nước, cho nên bạn thấy nước trở nên vẩn đục màu trắng sữa. Khi tiếp tục thổi khí cacbonic vào trong cốc thì do CaCO3. Phản ứng với nó tạo ra canxihiđro cacbonat là chất tan trong nước nên chất lỏng trong cốc lại biến thành trong suốt.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thí nghiệm, dự đoán kết quả và giải thích các câu hỏi phía dưới.
HS: HS thảo luận nhóm, đại diện báo cáo kết quả
GV: nhận xét, chốt kiến thức
GV yêu cầu HS tự đọc nghiên cứu thí nghiệm, thảo luận nhóm và giải thích kết quả.
HS quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm, dự đoán kết quả và giải thích hiện tượng xảy ra.
- Đại diện báo cáo và giải thích.
GV tiếp tục yêu cầu HS báo cáo lại kết quả thí nghiệm mục này (đã giao về nhà làm).
+ Yêu cầu thảo luận nhóm và giải thích kết quả.
HS báo cáo kết quả thí nghiệm
+ Thảo luận nhóm và giải thích kết quả. Đại diện trình bày
GV: yêu cầu HS tiếp tục thảo luận trả lời các câu hỏi
HS: tự đọc thông tin, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm tiếp và điền nội dung vào ô trống cho sơ đồ.
HS thảo luận nhóm hoàn thiện sơ đồ
- Đại diện lên bảng điền kết quả
- Các nhóm theo dõi, nhận xét. B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Thí nghiệm tìm hiểu cây có hô hấp không
- Không khí trong 2 chuông đều có khí cacbonic. Vì trên bề mặt cốc nước vôi trong có lớp váng.
- Trong chuông A, cây xanh không quang hợp mà hô hấp nên tạo ra thêm lượng cacbonic. Do đó, lớp váng ở cốc nước trong chuông A dày hơn.
- Từ kết quả của thí nghiệm ta thấy, khi không có ánh sáng, cây xanh vẫn hô hấp và thải ra khí cacbonic.
2. Quan sát hình vẽ thí nghiệm tìm hiểu thực vật lấy khí gì khi hô hấp
- Để que đóm tiếp tục cháy cần có khí oxi.
- Tuy nhiên, do đậy kín nên không khí không lưu thông được, đồng thời hạt nảy mầm xảy ra hô hấp đã lấy khí oxi từ môi trường. Từ đó, lượng oxi bị giải không thể duy trì sự cháy à que đóm tắt.
3. Thí nghiệm hạt nảy mầm có sinh ra nhiệt hay không
- Hiện tượng: nhiệt độ tăng lên theo từng giờ.
- Giải thích: Do hạt nảy mầm, nên hô hấp diễn ra mạnh, đồng thời sinh nhiệt làm cho nhiệt độ trong bình tăng lên.
4. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
- Hô hấp là quá trình cây lấy khí oxi để phân giải các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
- Nguyên liệu: khí oxi, chất hữu cơ
- Sản phẩm: năng lượng, khí cacbonic, hơi nước
- Hô hấp rất quan trọng đối với cây.
5. Điền vào các ô trống
Khí oxi + chất hữu cơ nước + khí cacbonic
Ngoài 2 sản phẩm trên thì quá trình hô hấp còn có tạo năng lượng và sinh nhiệt.
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Đọc và nghiên cứu nội dung còn lại của bài