Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Sự sinh sản ở cây xanh (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích
Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 16: SỰ SINH SẢN Ở CÂY XANH (T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được “Sinh sản ở thực vật là gì?”
- Phân biệt được các hình thức sinh sản của thực vật.
- Trình bày được vai trò của sinh sản đối với thực vật.
- Ứng dụng kiến thức sinh sản ở thực vật trong việc nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống mới năng suất cao.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng quan sát mẫu vật để xác định các hình thức sinh sản.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu sinh sản vô tính của thực vật
- Tìm hiểu hình thức sinh sản hữu tính
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, mẫu vật (như: cây rau má, củ gừng, củ khoai lang, lá bỏng)
2. HS: 1 số mẫu vật như của GV.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi 1 trong SHD trang 99
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng 16.2
HS: Các nhóm tiếp tục thảo luận hoàn thiện bảng 16.2
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin thảo luận trả lời câu hỏi 3 trong SHD trang 99
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
C. Hoạt động luyện tập
1. Thảo luận
- Sinh sản giúp tăng duy trì giống nòi, tăng số lượng cơ thể của loài => tăng khả năng thích nghi với môi trường của loài; tăng năng suất cây trồng, vật nuôi
2. Hoàn thành bảng
3. - Sinh sản hữu tính ưu việt hơn vì: tạo ra con đa dạng hơn, mang các đặc điểm của cả bố và mẹ, đồng thời có khả năng thích nghi cao hơn khi môi trường thay đổi.
- Ưu điểm của phương pháp nhân giống hoa li bằng nuôi cấy mô:
+ Con lai giống hệt nhau và giống mẹ
+ thời gian tạo cây mới nhanh
+ số lượng cây con tạo ra nhiều, giá thành rẻ
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: yêu cầu HS về nhà tham khảo ý kiến của người thân để thực hiện nội dung mục này
HS: thực hiện cùng gia đình ở nhà
- Báo cáo lại cho giáo viên D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà quan sát, tìm hiểu thông tin và vẽ hình hoặc viết thành đoạn văn mô tả lại các hình thức sinh sản của cây mà em quan sát được E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Đọc và nghiên cứu nội dung bài 17