Dễ hiểu giải Toán 7 chân trời bài 1 Hình hộp chữ nhât, hình lập phương
Giải dễ hiểu bài 1 Hình hộp chữ nhât, hình lập phương. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Toán 7 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHƯƠNG 3. HÌNH HỌC TRỰC QUAN CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
BÀI 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG
1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
Bài 1: Hình nào dưới đây có 6 mặt đều là hình chữ nhật?
Giải nhanh:
Hình b
Bài 2:
Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 4) và thực hiện các yêu cầu sau:
- Nêu các góc ở đỉnh F.
- Nêu các đường chéo được vẽ trong hình.
- Đường chéo chưa được vẽ là đường nào?
Giải nhanh:
- góc BFE, góc BFG, góc EFG
- BH, AG, CE.
- DF
Bài 3: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH (Hình 4) có AD = 8 cm, DC = 5 cm, DH = 6,5 cm. Tìm độ dài các cạnh AB, FG, AE.
Giải nhanh:
- AB = DC = EF = HG, mà DC = 5 cm => AB = 5 cm
- AD = BC = FG = EH, mà AD = 8 cm => FG = 8 cm
- AE = FB = DH = CG, mà DH = 6,5 cm => AE = 6,5 cm
2. HÌNH LẬP PHƯƠNG
Bài 1: Vật nào sau đây có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông?
Giải nhanh:
Vật b.
Bài 2: Quan sát hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ có: AB = 5 cm (Hình 8)
- Tìm độ dài các cạnh BC, CC’
- Nêu các góc ở đỉnh C
- Nêu các đường chéo chưa được vẽ.
Giải nhanh:
- BC = CC’ = 5cm
- góc BCD, góc BCC’, góc DCC’
- AC’ , A’C
Bài 3: Trong hai tấm bìa ở Hình 9, tấm nào gấp được hình hộp chữ nhật, tấm bìa nào gấp được hình lập phương?
Giải nhanh:
Hình a
BÀI TẬP
Bài 1: Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 10).
a) Nêu các cạnh và đường chéo.
b) Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.
c) Kể tên những cạnh bằng nhau.
Giải nhanh:
a) Các cạnh AB; BC; CD; DA; AE; BF; CG; DH; EF; FG; GH; HE
Đường chéo: AG; BH; CE; DF
b) đỉnh B là: góc ABF; góc ABC ; góc CBF
đỉnh C là: góc BCD; góc DCG ; góc BCG
c) cạnh bằng nhau là: AB = CD = EF = HG; BC = AD = FG = EH; AE = BF = CG = DH
Bài 2: Quan sát hình lập phương EFGH.MNPQ (Hình 11).
a) Biết MN= 3 cm. Độ dài các cạnh EF, NF bằng bao nhiêu?
b) Nêu tên các đường chéo của hình lập phương
Giải nhanh:
a) EF = NF = 3 cm
b) Các đường chéo của hình lập phương là: EP; FQ; HN; GM.
Bài 3: Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?
Giải nhanh:
Hình a, b là hình hộp chữ nhật; Hình c là hình lập phương
Bài 4: Trong hai tấm bìa ở các Hình 13b và Hình 13c, tấm hình nào có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 13a?
Giải nhanh:
- Tấm bìa ở Hình 13b
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận