Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 1: Hình hộp chữ nhât, hình lập phương
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời sáng tạo bài 1 Hình hộp chữ nhât, hình lập phương. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHƯƠNG 3: HÌNH HỌC TRỰC QUAN CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN
BÀI 1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG
1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
HĐKP1:
Hình b là hình có 6 mặt đều là hình chữ nhật
Nhận xét:
- Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật: Hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6)
Hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ trong Hình 3 có:
+ Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N. P. Q.
+ Mười hai cạnh: AB, BC, CD, AD, MN, NP, PQ, MQ, AM, BN, CP, DQ.
+ Ba góc vuông ở mỗi đỉnh. Chẳng hạn, ba góc vuông ở đỉnh A: góc BAD, góc BAN, góc DAM.
+ Bốn đường chéo: AP, BQ, CM, DN.
Thực hành 1:
Các góc ở đỉnh F là: góc BFE, góc BFG, góc EFG
Các đường chéo được vẽ trong hình là: BH, AG, CE.
Đường chéo chưa được vẽ là: DF
Thực hành 2:
Có:
AB = DC = EF = HG, mà DC = 5 cm AB = 5 cm
AD = BC = FG = EH, mà AD = 8 cm FG = 8 cm
AE = FB = DH = CG, mà DH = 6,5 cm AE = 6,5 cm
2. HÌNH LẬP PHƯƠNG
HĐKP2:
Vật b có tất cả các mặt đều có dạng hình vuông.
Nhận xét:
- Hình lập phương có 6 mặt là hình vuông.
- Hình lập phương ABCD.MNPQ trong hình 7 có:
+ Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N, P, Q.
+ Mười hai cạnh bằng nhau: AB, BC, CD, DA, MN, NP, PQ, QM, AM, BN, CP, DQ.
+ Ba góc vuông ở mỗi đỉnh.
Chẳng hạn: ba góc vuông ở đỉnh A: góc BAD; góc BAM; góc DAM.
+ Bốn đường chéo: AP, BQ, CM, DN.
Thực hành 3:
Vì hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau, ta có: AB = BC = CD = AD = AA’ = BB’ = CC’ = DD’ = A’B’ = B’C’ = C’D’ = D’A’
Mà AB = 5 cm
=> BC = CC’ = 5cm
Các góc ở đỉnh C là: góc BCD, góc BCC’, góc DCC’
Các đường chéo chưa được vẽ là: AC’ , A’C
Vận dụng:
Hình a gấp được thành hình lập phương. Vì 6 mặt của nó đều là hình vuông.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận